Contents
Trên thế giới nói chung và đất nước Việt Nam ta nói riêng đều có những ngày lễ trong năm để kỷ niệm tưởng nhớ về những thời khắc lịch sử quan trọng, cũng như văn hóa của đất nước mình. Nhưng không phải ai cũng nhớ hết được tất cả những ngày lễ trong năm. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết rõ hơn về các ngày lễ trong năm của đất nước ta.
Xem thêm: Mức học phí đại học Bách Khoa Hà Nội
Những ngày lễ Tết trong năm Âm lịch:
Ngày tháng | Tên ngày lễ tết | Ý nghĩa |
1 tháng 1 | Tết Nguyên đán | Tết cổ truyền của dân tộc |
15 tháng 1 | Tết Nguyên Tiêu | Lễ Thượng Nguyên |
3 tháng 3 | Tết Hàn Thực | Tết thanh minh |
10 tháng 3 | Giỗ tổ Hùng Vương | Tưởng nhớ đến công ơn dựng nước của các Vua Hùng |
15 tháng 4 | Lễ Phật Đản | Kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời |
5 tháng 5 | Tết Đoan Ngọ | Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ |
15 tháng 7 | Lễ Vu Lan | Ngày lễ báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ |
15 tháng 8 | Tết Trung Thu | Tết của tình thân, của sự yêu thương và sum vầy |
9 tháng 9 | Tết Trùng Cửu | Ngày tết hoa Cúc |
10 tháng 10 | Tết Thường Tân | Tết của thầy thuốc |
15 tháng 10 | Tết Hạ Nguyên | Tạ ơn Trời Đất vì đã mang đến một vụ mùa tươi tốt |
23 tháng 12 | Tiễn Ông Táo | Tiễn ông Táo về trời, cầu mong ông báo cáo những điều tốt đẹp về gia đình trong năm qua. |
Những ngày lễ Tết trong năm Dương lịch:
1/1: Tết Dương lịch.
9/1: Ngày học sinh sinh viên
14/2: Lễ tình nhân ( Valentine).
27/2: Ngày thầy thuốc Việt Nam.
8/3: Ngày Quốc tế Phụ nữ.
26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
1/4: Ngày Cá tháng Tư.
30/4: Ngày giải phóng miền Nam.
1/5: Ngày Quốc tế Lao động.
7/5: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

13/5: Ngày của mẹ.
19/5: Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.
1/6: Ngày Quốc tế thiếu nhi.
17/6: Ngày của cha.
21/6: Ngày báo chí Việt Nam.
28/6: Ngày gia đình Việt Nam.
11/7: Ngày dân số thế giới.
27/7: Ngày Thương binh liệt sĩ.
28/7: Ngày thành lập công đoàn Việt Nam.
19/8: Ngày tổng khởi nghĩa.
2/9: Ngày Quốc Khánh.
10/9: Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1/10: Ngày quốc tế người cao tuổi.
10/10: Ngày giải phóng thủ đô.
13/10: Ngày doanh nhân Việt Nam.
20/10: Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
31/10: Ngày Halloween.
9/11: Ngày pháp luật Việt Nam.
20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam.
23/11: Ngày thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
1/12: Ngày thế giới phòng chống AIDS.
19/12: Ngày toàn quốc kháng chiến.
24/12: Ngày lễ Giáng sinh.
22/12: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
Quy định ngày nghỉ trong năm theo quy định nhà nước:
Có rất nhiều ngày lễ tết trong năm theo cả năm Dương lịch và m lịch nhưng không phải ngày lễ nào cũng được nghỉ.
Ngày lễ được quy định bởi Bộ Ngoại giao Việt Nam – Hà Nội và Bộ luật Lao động sửa đổi mới nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Vào các ngày lễ dưới đây, học sinh, sinh viên và người lao động sẽ được nghỉ theo quy định của pháp luật tại Điều 112 Bộ luật Lao động ( BLLĐ) 2019 ( có hiệu lực từ 01/01/2021) gồm:
Tết Dương lịch: nghỉ 1 ngày
- Ngày 1 tháng 1, ngày đầu tiên của một năm Dương lịch.
Tết Nguyên Đán ( tết âm lịch): nghỉ 5 ngày
- Ngày tết cổ truyền của dân tộc
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: nghỉ 1 ngày
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương.
Ngày Giải phóng miền Nam: nghỉ 1 ngày
- Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 là ngày quan trọng – ngày mà nhân dân ta chiến thắng đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày Quốc Tế Lao Động: nghỉ 1 ngày
- Đây là ngày nghỉ niệm của phong trào công nhân và người lao động
Ngày Quốc Khánh mồng 2 tháng 9: nghỉ 1 ngày
Vào ngày này năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội và khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Theo Luật Lao động Việt Nam, nếu ngày lễ chính thức được nghỉ theo quy định mà rơi vào thứ 7 hoặc chủ nhật thì ngày nghỉ thứ 2 tiếp theo đó được xem là ngày nghỉ lễ được hưởng lương.
Tham khảo lịch nghỉ dài? Những ngày lễ quốc gia của Nhật Bản
Công dân khi làm việc hay du học tại Nhật Bản cũng nên nắm rõ được các ngày nghỉ lễ trong năm tại Nhật Bản để có thể lên kế hoạch cá nhân; sắp xếp công việc hoặc tổ chức vui chơi du lịch hội họp với bạn bè.
Có 15 ngày lễ được quy định bởi pháp luật Nhật Bản. Nếu như ngày lễ đó rơi vào ngày Chủ Nhật thì ngày thứ Hai kế tiếp sẽ là ngày được nghỉ bù. Nếu một ngày nằm xen giữa hai ngày lễ thì ngày đó cũng được nghỉ.
Tên ngày lễ | Ngày tháng | Nghỉ dài |
Ngày đầu năm mới | 1/1 | 1/1 – 3/1 |
Lễ Thành nhân | 11/1 | 9/1 -11/1 |
Ngày Kỷ niệm Kiến Quốc | 11/2 | Không |
Ngày sinh Thiên Hoàng | 23/2 – Ngày 24/2 là ngày nghỉ bù | Không |
Ngày Xuân Phân | 20/3 | Không |
Ngày chiêu hòa GW | 29/4 | 29/4〜5/5 Ngày 30/4 không phải là ngày lễ nhưng nhiều người thường lấy phép để nghỉ |
Ngày kỉ niệm Hiến pháp | 3/5 | 29/4 – 5/5 |
Ngày màu xanh GW | 4/5 | 29/4 – 5/5 |
Ngày trẻ em GW | 5/5 | 29/4 – 5/5 |
Ngày của Biển | 19/7 | 17/7 – 19/7 |
Ngày của Núi | 11/ 8 | Không |
Lễ Obon | 13/8 – 16/8 | Không phải là ngày lễ nhưng nhiều người vẫn lấy ngày phép để nghỉ |
Ngày Kinh lão | 20/9 | 18/9 – 20/9 |
Ngày Thu phân | 23/9 | Không |
Ngày thể thao | 11/10 | 9/10 – 11/10 |
Ngày văn hóa | 3/11 | không |
Ngày cảm tạ lao động | 23/33 | không |
Bài viết trên đã tổng hợp đủ cho bạn biết về các ngày lễ Tết trong năm và những ngày nghỉ cho phép. Hy vọng bạn nhớ và có kế hoạch hợp lý cho bản han và gia đình!
Trả lời