Contents
“Chữ Người Tử Tù” của nhà văn Nguyễn tuân được xem là một tác phẩm gây tiếng vang lớn đối với tên tuổi của Nhà Văn “tài hoa, nghệ sĩ ”, suốt đời đi tìm “cái đẹp chân, thiện , mỹ” này . Có thể nói nhà văn đã xây dựng hình tượng nhân vật Ông Huấn Cao thành công mỹ mãn – cũng là đại diện cho tiếng lòng của tác giả khi sống là một người có chí lớn nhưng vì thời buổi đương thời mà “bất đắc chí”.

1. Giới thiệu đôi nét về nhà văn tài hoa Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù.
1.1.Tác giả Nguyễn Tuân.
*Tóm tắt về cuộc đời của Nguyễn Tuân:
-Tác giả Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở làng Mọc, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
– Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình khi Hán học đã suy tàn.
-Năm 1929,ông bị đuổi học và sau đó bị bỏ tù vì vượt biên sang Thái Lan mà không có giấy phép.
– Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình . Cũng từ đây tên tuổi Nguyễn Tuân được độc giả biết đến nhiều hơn với những tác phẩm hay và đặc sắc mang phong cách riêng chưa từng có.
– Năm 1948 – 1957, Nguyễn Tuân được bầu làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
* Tóm tắt về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân (Các tác phẩm lớn và phong cách nghệ thuật)
- Các tác phẩm để đời của Nguyễn Tuân :“Vang bóng một thời”, “Cảnh sắc và hương vị đất nước”, “Tùy bút Sông Đà”, “Ngọn đèn dầu lạc”,….
- Phong cách nghệ thuật:
+ Nguyễn Tuân có là một nhà văn có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc , đặc biệt phong cách nghệ thuật của Ông thay đổi theo hai giai đoạn là trước Cách mạng và sau Cách Mạng Tháng Tám.
+ Trước Cách mạng tháng Tám: phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể tóm gọn trong một chữ “ngông” bởi mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài năng về mọi lĩnh vực ,nét tài hoa, uyên bác nghệ sĩ . Tập “Vang bóng một thời’ cũng ra đời trong hoàn cảnh như thế , một Nguyễn Tuân suốt đời đi săn lùng cái đẹp , tìm cái đẹp ở mức chân , thiện , mỹ.
+ Sau Cách mạng tháng Tám: Nguyễn Tuân không đối lập vẻ đẹp của quá khứ và hiện tại. Nguyễn tuân đã mở lòng mình ra , đón nhận cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
+ Nguyễn Tuân là một nhà văn đi theo “chủ nghĩa xê dịch”. Ông luôn khát khao những lý tưởng cao siêu nhất vì vậy trong văn của ông thì mọi thứ đều trở nên tuyệt mỹ, đạt đến độ mạnh mẽ nhất , đẹp nhất , những tính cách phi thường ngoạn mục ; tình cảm cũng đạt độ mãnh liệt nhất .
1.2. Tác phẩm Chữ Người Tử Tù với cách xây dựng nhân vật Huấn Cao “ tài năng bất đắc chí ”.
– Tác phẩm Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng được báo đăng trên tạp chí Tao đàn số 29 ( 1938). Sau này được in lại trong tập “Vang bóng một thời” của nhà văn và sau đó tự người đăng đã đổi tên lại thành Chữ người tử tù.
-Tác phẩm này cũng được đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất trong tập “ Vang bóng một thời ” của Nguyễn Tuân.
– Cách xây dựng nhân vật Huấn Cao “ tài năng bất đắc chí”
+ Một con người anh hùng hiên ngang , bất khuất , không khuất phục trước nỗi đau đớn của tra tấn , của lao tù.
+ Một con người không bao giờ nhận không một ân huệ nào của người khác ( Ban đầu Huấn cao đã từ chối hậu đãi của Viên Quản Ngục dành cho một Người tử tù như mình )
+ Một Huấn cao với nét tài hoa, nghệ sỹ ( Ông có tài viết chữ “đẹp và vuông vắn lắm, tiếng tăm của ông nổi khắp tỉnh Sơn, có được chữ Ông Huấn mà treo trong nhà là một niềm vinh dự lớn lắm ” đến ngay cả viên quản ngục muốn xin chữ của Ông .
+ Người có có tấm lòng “thiên lương” , cái tâm trong sáng và cao đẹp ( thể hiện qua thái độ trân trọng, tôn sùng cái đẹp; trong những giây phút ngắn ngủi đã rút những lời ruột gan để chia sẻ với Viên Quản Ngục).
2. Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao – một nhân vật tài hoa nghệ sĩ được Nguyễn Tuân phác họa vô cùng xuất sắc.
Nói đến tập truyện “Vang bóng một thời” của nhà Nho yêu nước Nguyễn tuân với những sáng tác văn học hay mang tư tưởng thù hận sâu sắc đối với xã hội đương thời đã mục ruỗng ,không thể quên nhắc tới thiên truyện Chữ Người Tử tù ”. Qua việc khắc họa nhân vật Huấn cao , người đọc đã thấy toát lên trong đó một Nguyễn Tuân “tài hoa bất đắc chí” nhưng vẫn không chạy theo danh lợi mà vẫn giữ gìn cái thiên lương trong sáng trong tâm hồn người yêu nước.
Trước hết , Nguyễn tuân khắc họa nhân vật Huấn cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật viết chữ thư pháp .
Điều đó được thể hiện rất rõ qua cuộc trò chuyện, giọng nói kính nể của thầy thơ lại khi nói đến tài năng viết chữ của Ông Huấn “ Ông Huấn có tài viết chữ “đẹp và vuông vắn lắm ” . Người Tỉnh Sơn còn ca ngợi Ông Huấn viết chữ rất nhanh và đẹp “tiếng tăm của ông nổi khắp tỉnh Sơn, có được chữ Ông Huấn mà treo trong nhà là một niềm vinh dự lớn ”.
Hơn thế nữa , sự tài hoa nghệ sĩ của Huấn Cao còn được tô đậm rõ nét qua hình ảnh “một người tử tù chân đeo gông , chân vướng xiền đang dậm tô từng nét chữ ”, thể hiện qua sự trang nghiêm trong không gian viết chữ , lúc này không gian sáng tạo nghệ thuật không còn là mộ là tù dơ bẩn , ẩm thấp nữa mà đó thực sự là một nơi vô cùng trang trọng trong cách miêu tả tài tình của Nhà văn.
Không những được khắc họa là một người nghệ sĩ với khả năng sáng tạo nghệ thuật tài hoa , Huấn cao còn là một người chiến sĩ oai phong , kiên cường bất khuất , không bị khuất phục trước cường quyền và danh lợi .
Một Huấn Cao dám chống lại Triều Đình phong kiến đã mục nát , mong muốn làm nên chí lớn, điều này được miêu tả rõ nét quá khí phách nhân vật người anh hùng “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” và còn có tài bẻ khóa vượt ngục ,xem nhà tù như là một nơi ở .
Một Huấn Cao ung dung ,tự nhiên tự tại nhận rượu thịt của Viên Quản Ngục , xem đó như là : “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”, thể hiện việc xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Nguyễn tuân còn thể hiện sự kính nể đối với nhân vật của mình khi thể hiện Nhân vật của mình là một người rất “ ngông “ , coi thường cái chết , không chịu khuất phục trước cường quyền , lợi dành, thẳng thắn trả lời Quản Ngục : “Ngươi hỏi ta muốn gì …vào đây”.
Huấn Cao một con người mang thiên lương trong sáng , đáng trân trọng
Tác giả xây dựng hình tượng Huấn Cao với một tâm hồn trong sáng và thiên lương cao đẹp: ‘ ta trước nay không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” điều đó toát lên một người có phẩm chất trọng nghĩa khí , không màng lợi danh mà bán rẻ nhân cách của mình , ông chỉ cho chữ những người tri kỷ mà thôi. trước khi vào đây Huấn cao cho rằng quản Ngục chỉ là một kẻ tiểu nhân, một lũ quan nhân vì danh lợi phục vụ dưới triều đình phong kiến thối nát này .Sau đó khi biết được Quản Ngục có tấm lòng ”biệt nhỡn liên tài” Huấn Cao đồng ý cho chữ. Trong bài có một câu nói của Huấn Cao với quản ngục khiến Viên Quan Cai Ngục phải thêm phần kính nể Người Tử Tù : “Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ” , điều này thể hiện sự trân trọng của Ông đối với những người có sở thích thanh cao, đam mê cái đẹp .
Quả thật không ngoa khi nói Nguyễn Tuân là một người tài hoa , nghệ sĩ , hình tượng nhân vật Huấn cao mặc dù là một người phạm tội thi quân phải tử hình nhưng luôn toát lên vẻ thanh cao , oai phong lẫm liệt khiến ai nấy phải khâm phục. Hình ảnh cho chữ ở cuối câu chuyện lại một lần nữa khiến cho người đọc cảm nhận một Huấn Cao kiên cường , giỏi giang mang một thiên lương trong sáng . Trong Ngục Tù đen tối , hôi hám và dơ bẩn đó đã xảy ra một cảnh tượng cho chữ “ xưa nay chưa từng có”. Hình ảnh nhân vật Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” mà Quản Ngục mang đến ,trong hoàn cảnh đặc biệt “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” là kết tinh cho một con người tài hoa, khí phách hiên ngang và tâm hồn không bị vẩn đục . Một lần nữa Nguyễn Tuân khắc họa nhân vật của mình rất Đẹp , Đẹp như đúng vẻ đẹp “ Chân , Thiện , Mỹ ” mà Ông hằng ao ước .
Nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao bằng cách xây dựng tình huống truyện vô cùng độc đáo , sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập vô cùng tinh tế giúp khắc họa rõ nét cho người đọc một tấm gương với vẻ đẹp toàn tài về cả tâm hồn và tài năng . Có lẽ đó cũng chính là dụng ý nghệ thuật mà nhà văn muốn hướng đến cho giới trẻ ngày nay , phải xây dựng một phẩm chất thật hoàn mỹ, luôn trau dồi bản thân cẻ về vẻ đẹp trí thức và ngoại hình.
Trả lời