• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer
jobpro.com.vn

jobpro.com.vn

Thông tin tư vấn việc làm

  • Trang Chủ
  • Biểu Mẫu
  • Sự Nghiệp
  • Tư Vấn Phát Luật
  • Việc Làm
Trang chủ » Tư Vấn Phát Luật » Giáo dục nghề nghiệp? Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp? Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp

jobpro Tháng Chín 1, 2021 Tư Vấn Phát Luật Bình luận

Contents

  • 1 Giáo dục nghề nghiệp được quy định ở những văn bản pháp luật nào?
  • 2 Giáo dục nghề nghiệp là gì?
  • 3 Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
  • 4 Mục tiêu chung:
  • 5 Mục tiêu cụ thể:
  • 6 Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
  • 7 Các chính sách đối với người học?
  • 8 Cơ hội và thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp?
    • 8.1 Cơ hội:
    • 8.2 Thách thức:
  • 9 Những giải pháp khắc phục?

Cùng với sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn của nền kinh tế hội nhập quốc tế rộng mở và thực trạng thị trường lao động “thừa thầy thiếu thợ” thì hiện nay các thí sinh tốt nghiệp THPT có xu hướng không lựa chọn học Đại học mà chuyển hướng sang học nghề. Vì thế Giáo dục nghề nghiệp cũng đang là một trong những xu thế được đông đảo các thí sinh, phụ huynh cân nhắc lựa chọn.
Vậy, Giáo dục nghề nghiệp là gì? Có những cơ sở giáo dục và loại hình đào tạo nào? Cũng như các chính sách của nhà nước đối với người học nghề? Thách thức và cơ hội đặt ra cho Giáo dục nghề nghiệp ra sao? Bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ về Giáo dục nghề nghiệp.

Xem thêm: Luật Thương mại mới nhất 2021

Giáo dục nghề nghiệp được quy định ở những văn bản pháp luật nào?

Luật Giáo dục số 43/2019/QH14
Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13

Giáo dục nghề nghiệp là gì?

Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
(theo khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014)
Như vậy, Giáo dục nghề nghiệp được phép đào tạo 4 trình độ:

  • Trình độ sơ cấp
  • Trình độ trung cấp
  • Trình độ cao đẳng
  • Các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp

Mục tiêu chung:

Giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

Mục tiêu cụ thể:

Đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp

Xem thêm: Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Hiện nay, gồm có 3 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cụ thể:
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
Trường trung cấp;
Trường cao đẳng.
Và được tổ chức theo các loại hình sau đây:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập:
Được hiểu là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục:
Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Các chính sách đối với người học?

1. Người học được hưởng chính sách học bổng, trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên theo luật định.
2. Người học được Nhà nước miễn học phí trong các trường hợp sau đây:
Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;
Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp;
Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
3. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khi tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo dưới 03 tháng được hỗ trợ chi phí đào tạo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được tuyển thẳng vào học trường trung cấp, cao đẳng công lập.
5. Người học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật; người học là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật mà có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được hưởng chính sách nội trú theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Trong quá trình học tập nếu người học đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khoẻ hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học tập hoặc đi làm thì được bảo lưu kết quả học tập và được trở lại tiếp tục học tập để hoàn thành khóa học. Thời gian được bảo lưu kết quả học tập không quá 05 năm.
7. Những kiến thức, kỹ năng mà người học tích lũy được trong quá trình làm việc và kết quả các mô-đun, tín chỉ, môn học người học đã tích lũy được trong quá trình học tập ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp được công nhận và không phải học lại khi tham gia học các chương trình đào tạo khác.
8. Người học sau khi tốt nghiệp được hưởng các chính sách sau đây:
Được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang theo quy định; ưu tiên đối với những người có bằng tốt nghiệp loại giỏi trở lên;
Được hưởng tiền lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động dựa trên vị trí việc làm, năng lực, hiệu quả làm việc nhưng không được thấp hơn mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu hoặc mức lương khởi điểm đối với công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định của pháp luật.

Chính sách giáo dục nghề nghiệp
Chính sách giáo dục nghề nghiệp

Xem thêm: Tổng hợp các phần mềm kê khai thuế miễn phí HTKK

Cơ hội và thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp?

Cơ hội:

Đối với thị trường hội nhập quốc tế hiện nay, sự phát triển của các lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi đáng kể các quy trình công nghệ trong sản xuất, thậm chí đã làm mất đi vai trò của một số ngành nghề và mở ra cơ hội cho nhiều lĩnh vực mới, ngành nghề mới. Điều này dẫn đến yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của từng vị trí việc làm trong mỗi quy trình cũng khác đi. Đây là 1 cơ hội tốt để cơ sở đào tạo nghề có thể tổ chức đào tạo, cung ứng lực lượng lao động cho thị trường.
Có thêm 1 ngành hoàn toàn mới sẽ kéo theo hàng loạt nhu cầu về nguồn nhân lực, về các dịch vụ có liên quan. Sẽ có nhiều quy trình sản xuất mới, nhiều thiết bị được huy động vào quá trình sản xuất và tất nhiên phải có kỹ thuật viên để vận hành hoặc giám sát các quy trình này. Vì vậy, khi đánh giá được sự biến đổi cơ cấu ngành nghề và phán đoán được những ngành nghề sẽ thiếu hụt lao động trong những năm tiếp theo, thay đổi hướng đào tạo để cho ra người lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường đó thì chúng ta sẽ có rất nhiều cơ hội mới.
Hơn thế nữa dân số của nước chúng ta đang là dân số “vàng”. Lợi thế về việc những người trẻ tuổi đi theo con đường giáo dục ngành nghề là rất lớn.
Theo những thống kê về mặt số lượng thì 85% người học giáo dục nghề nghiệp ra trường có việc làm ngay. Đây cũng là một con số ấn tượng, tạo tiền đề thu hút lượng lao động dồi dào, bền vững của chúng ta.

Cơ hội Giáo dục nghề nghiệp
Cơ hội Giáo dục nghề nghiệp

Thách thức:

Bên cạnh những cơ hội mở ra cho giáo dục nghề nghiệp dù có bước phát triển nhưng chưa thực sự là con đường hấp dẫn nhất với các thí sinh; tuyển sinh còn khó khăn, các điều kiện đảm bảo chất lượng còn hạn chế; hiệu quả đào tạo, việc làm sau đào tạo chưa bền vững.
Mặc dù trên thực tế hiện nay, chúng ta có một mạng lưới dày đặc các cơ sở dạy nghề trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Thế nhưng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong Cách mạng công nghiệp 4.0 thay đổi rất nhanh chóng trong khi trang thiết bị dạy nghề tại các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về chương trình đào tạo, đặc biệt chưa tương thích xu hướng đào tạo của quốc tế. Vì vậy, thực trạng thiếu lao động có trình độ cao, tay nghề chuyên môn giỏi đang đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp, khiến cho họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động.
Vì những thách thức đó, Giáo dục nghề nghiệp cần đưa ra những giải pháp để khắc phục.

Những giải pháp khắc phục?

Nâng cao chất lượng kỹ năng nghề cho lao động trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0; Đổi mới, nâng cao chất lượng Giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, tạo cơ hội tiếp cận đối với mọi người dân, phục vụ học tập suốt đời;
Chuyển đổi mô hình từ đào tạo truyền thống sang việc tăng cường gắn kết với doanh nghiệp, nâng cao chuyên môn đội ngũ lao động nhằm đảm bảo Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả;
Yêu cầu đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, trong đó tự chủ tài chính trong trường công lập phải triển khai trong thời gian sớm nhất;
Từng bước xây dựng Giáo dục doanh nghiệp mở trên cơ sở áp dụng mạnh tiến bộ của công nghệ thông tin trong dạy và học, triển khai đào tạo trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động cập nhật, nâng cao kỹ năng suốt cuộc đời.

Bài viết cùng chuyên mục

  • Xe lôi 3 bánh có bị cấm lưu thông không?
  • Điều 156 Bộ luật Lao Động: và những thông tin cần biết
  • Nội dung của phụ lục hợp đồng 2021
  • Tổng hợp các phần mềm kê khai thuế miễn phí HTKK mới nhất 2021
  • Hướng dẫn Tra cứu giấy phép kinh doanh nhanh nhất 2021

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Hình nền dễ thương cho điện thoại iphone

Tổng Hợp 999+ Hình Nền Cute Cho IPhone Mới Nhất

Ảnh trái cây photoshop thay ruột là gì

Ảnh trái cây photoshop thay ruột bá đạo troll người yêu

Ý nghĩa của gia đình

999+ Hình Ảnh Gia Đình Hạnh Phúc ý nghĩa và ấm cúng

Ảnh hoàng hôn trên biển

100+ Ảnh Biển Hoàng Hôn đẹp nhất

Hero Team là ai

50+ Hình Ảnh Hero Team đẹp, dễ thương nhất

Vì sao cần đáo hạn thẻ tín dụng

Đáo hạn thẻ tín dụng là gì? Điều cần biết về đáo hạn tại Hà Nội

Rút tiền thẻ tín dụng là gì

Rút tiền thẻ tín dụng là gì? Tất tần tật về rút tiền thẻ tín dụng

Khi nào cần thuê luật sư

Bảng giá thuê dịch vụ luật sư mới nhất

Thành lập công ty TNHH bao gồm những loại vốn nào

Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

100+ Hình Xăm Vòng Tay Nhật Cổ đẹp nhất 2022

Trần Việt Quân là ai

Trần Việt Quân là ai? Doanh nhân nổi tiếng Việt Nam

Tiến Bịp là ai

Tiến Bịp Là Ai? Hiện tượng mạng Tiến Bịp

Thư Vũ Gemini Là Ai

Thư Vũ Gemini Là Ai? Tất tần tật về hotgirl phim “Về nhà đi con”

Hình xăm mini vai quyến rũ

Tổng hợp +1000 Hình Xăm Mini Đẹp nhất 2022 cho Nam & Nữ

thiết kế đồ họa thi khối nào

Thiết kế đồ họa thi khối nào? Tuyển sinh ngành thiết kế đồ họa?

Footer

Liên Hệ

Thông tin tư vấn việc làm JOBPRO
Tel: 0333-088-889 – Mr. Định
Email: lienhe@ddi.vn – jobprona@gmail.com

Chuyên mục

  • Ảnh & Quotes
  • Biểu Mẫu
  • Sự Nghiệp
  • Tài Liệu
  • Tin Tức
  • Tư Vấn Phát Luật
  • Việc Làm

Bài viết mới

  • Tổng Hợp 999+ Hình Nền Cute Cho IPhone Mới Nhất
  • Ảnh trái cây photoshop thay ruột bá đạo troll người yêu
  • 999+ Hình Ảnh Gia Đình Hạnh Phúc ý nghĩa và ấm cúng
  • 100+ Ảnh Biển Hoàng Hôn đẹp nhất
  • 50+ Hình Ảnh Hero Team đẹp, dễ thương nhất

Copyright © 2022 · JOBPRO Thiết kế - seo bởi Dịch vụ seo DDI