Contents
Trong bất kỳ môi trường làm việc nào cũng có lúc người lao động phải thuyên chuyển công tác. Phần lớn thuyên chuyển công tác là điều nằm ngoài ý muốn của mọi người. Vì thế mà người lao động cần phải có hiểu biết về vấn đề này để có xử sự tích cực đúng mực để vẫn đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho bản thân.
Xem thêm: QA là gì? QC là gì?
1. Thuyên chuyển công tác là gì?
Thuyên chuyển công tác được hiểu là thay đổi nơi làm việc, vị trí làm việc.
Vì một lý do nào đó mà người lao động muốn thay đổi nơi công tác. Cũng có thể cá nhân người lao động phải thuyên chuyển công tác theo quyết định của đơn vị, công ty….

Về vấn đề thuyên chuyển công tác thường gặp phổ biến trong ngành giáo dục, các đơn vị công sở nhà nước, ngành y học…khi có biến động về nguồn nhân lực hay các vấn đề công việc cần hỗ trợ thì thuyên chuyển công tác được tiến hành.
Phần lớn đối với những người lao động thì thuyên chuyển công tác thường là điều không mong muốn, mà mang tính bị động. Vì vậy, cần phải biết chấp nhận một cách thoải mái vui vẻ để không ảnh hưởng đến năng suất công việc
Thuyên chuyển công tác cũng cần có quyết định kèm theo
2. Điều kiện thuyên chuyển công tác
Thường có hai trường hợp thuyên chuyển công tác :
- Người lao động có mong muốn, nguyện vọng được thuyên chuyển
- Đơn vị, tổ chức, công ty, doanh nghiệp có thay đổi biến động về nhân sự cần thuyên chuyển
2.1 Điều kiện thuyên chuyển công tác
Luật cán bộ, công tác quy định :
– Cán bộ tại cơ quan có thẩm quyền trong việc công tác từ một tổ chức, cơ quan này sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ được chức vụ và quyền hạn của mình.
– Lãnh đạo của đơn vị, cơ quan có quyền thuyên chuyển công tác cho các nhân viên. Tuy nhiên việc thuyên chuyển phải có lý do chính đáng và theo pháp luật quy định
2.2 Điều kiện để điều động nhân viên
– Khi có yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra phù hợp với tình hình công việc

– Khi có quy định thuyên chuyển công tác theo quy định của pháp luật
– Khi các đơn vị cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ phải luân chuyển cán bộ giữa các cơ quan đơn vị với nhau, khi đó lãnh đạo của đơn vị cơ quan có quyền đưa ra quyết định luân chuyển nhân viên
2.3 Điều kiện thuyên chuyển cán bộ
– Khi cơ quan đơn vị vì một lý do nào đó mà đưa ra đề nghị thuyên chuyển cán bộ và được sự đồng ý, phê duyệt thì cơ quan, đơn vị, tổ chức đó có quyền đưa ra giấy quyết định thuyên chuyển công tác
– Khi cần thay đổi nhân sự giữa các ngành, trung ương, địa phương với mục đích đào tạo rèn luyện đội ngũ cán bộ

Trong trường hợp cán bộ nhân viên có nguyện vọng được thuyên chuyển vì một lý do nào đó thì cần có đơn xin thuyên chuyển công tác với lý do chính đáng và được cấp trên phê duyệt.
Khi được phê duyệt thuyên chuyển thì đồng thời người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động tại cơ quan cũ và làm hợp đồng mới tại nơi mới. Để đảm bảo các quyền lợi về thu nhập, lương thưởng và các chế độ phúc lợi theo quy định.
3. Quy trình thuyên chuyển công tác
Việc thuyên chuyển công tác phải kèm theo hồ sơ gồm có:
- Đơn xin chuyển công tác tại đơn vị mới
- Văn bản tiếp nhận nhân sự của đơn vị mới
- Sơ yếu lý lịch của bản thân
- Những văn bằng chứng chỉ
- Bản sao bảng lương có công chứng
- Các giấy tờ tùy thân
- Ngoài ra còn có các giấy tờ khác theo yêu cầu khác nhau của từng cơ quan đơn vị.
Sau khi hoàn thành đủ hồ sơ theo yêu cầu thì nộp trực tiếp tại phòng ban có nhiệm vụ giải quyết hồ sơ của cán bộ trong tổ chức. Trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nhận hồ sơ đạt yêu cầu thì sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét.
4. Mẫu đơn xin thuyên chuyển công tác:
Link tải: Mẫu đơn xin thuyên chuyển công tác
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———o0o———
ĐƠN XIN CHUYỂN CÔNG TÁC
Kính gửi (1): …………………….……………………………………………………
Tên tôi là:…………………………………………………… Giới tính:……………………………………
Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………………
Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện nay: ………………………………………………………………………..
Trình độ chuyên môn (2):…………………………………………………………………………………
Đơn vị công tác hiện nay:…………………………………………………………………………………
Chức vụ, công việc đang đảm nhiệm: …………………………………………………
Quá trình công tác của bản thân (3):
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
Lý do xin chuyển công tác (4):
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
Đơn vị xin chuyển đến (5):………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan sẽ bàn giao công việc cho các bộ phận theo đúng quy định và đúng hạn.
Rất mong (6)…………………………. xem xét, chấp thuận cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Ý kiến của lãnh đạo công ty ( Ký, ghi rõ họ tên) |
Người làm đơn ( Ký, ghi rõ họ tên) |
(1): Tên người hoặc bộ phận có thẩm quyền cao nhất trong việc ra quyết định thuyên chuyển công tác.
(2): Ghi rõ chuyên ngành đào tạo, hệ đào tạo( chính quy, tại chức, văn bằng 2), kết quả đào tạo( Xuất sắc, giỏi, khá)
(3): Ghi rõ quá trình làm việc của bản thân từ thời gian gần đây nhất.
(4): Ghi chi tiết, lý do hợp lý bởi đây là căn cứ để xem đơn xin thuyên chuyển công tác có được duyệt hay không
(5): Ghi rõ tên, địa chỉ và thông tin của nơi muốn chuyển đến
(6): Người hoặc bộ phận có thẩm quyền giải quyết.
5. Mẫu quyết định thuyên chuyển công tác:
Link tải: Mẫu quyết định thuyên chuyển công tác
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———o0o———
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THUYÊN CHUYỂN CÔNG TÁC
Giám đốc công ty…
– Căn cứ vào quyết định số….., ngày….. tháng… năm… về việc thành lập doanh nghiệp……………………………………..
– Căn cứ vào nhu cầu hiện tại của công ty………………………………………
– Xét đơn xin chuyển công tác của ông (bà)……………………………………;
Quyết định
Điều 1. Nay chấp thuận cho ông (bà)… đang làm việc tại chi nhánh( bộ phận)……………………………….. được chuyển công tác đến chi nhánh( bộ phận)… kể từ ngày… tháng… năm…
Điều 2. Lương và các khoản phụ cấp của ông (bà)………………………….. cho chi nhánh( bộ phận)…………………………… mới chi trả.
Điều 3. Ông (bà)……………………………….., Trưởng phòng Nhân sự, Ông (bà)………………………… Trưởng phòng Kế toán, Ông( bà)…………………………. …………………………………có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: – Lưu VP – Như điều 3 để thực hiện |
Giám đốc
|
6. Khi nhận quyết định thuyên chuyển công tác nên có thái độ thế nào?
Sáng suốt, bình tĩnh xem xét lý do thuyên chuyển của các nhân
Dù phải thuyên chuyển nhưng không đánh mất niềm tin
Nhận thuyên chuyển đồng nghĩa với chấp nhận thử thách mới, giúp học hỏi thêm kinh nghiệm
Linh hoạt để thay đổi thích nghi với môi trường mới
Không ngừng Học hỏi những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đặc trưng để hoàn thành công việc ở vị trí mới thật tốt
Xem thêm: Top 11 cách kiếm tiền online uy tín
Trả lời