Contents
Không ai là hoàn hảo cả, vì vậy điểm mạnh hay điểm yếu thì đều quan trọng và phải nêu ra trung thực trong CV của mình. Dù bạn có những điểm yếu nhưng biết cách biến điểm yếu đó những điều mang ý nghĩa tích cực thì bạn cũng để lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng rồi. Hãy theo dõi bài sau để biết được Bí quyết viết điểm yếu trong CV lấy lòng nhà tuyển dụng.
Để trình bày điểm mạnh hay điểm yếu trong CV một cách hợp lý thì bạn phải dựa vào công việc mà bạn đang ứng tuyển. Hãy trình bày những điểm mạnh liên quan có lợi đến công việc và những điểm yếu không ảnh hưởng đến công việc. Bạn cũng nên đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng để đưa vào CV những thông tin phù hợp.

Cv giống như là cầu nối giữa ứng viên với nhà tuyển dụng, vì thế mà trước khi đưa vào thông tin nào bạn cũng phải cân nhắc thật cẩn thận. Khi viết điểm mạnh hay điểm yếu trong CV thì các ứng viên cần linh hoạt, khéo léo sử dụng ngôn từ dễ dàng đánh giá độ trung thực, thật thà. Nhất là với điểm yếu thì bạn cũng không nên quá thật thà nói ra điểm yếu của mình vì sẽ chẳng công ty nào muốn tuyển người mà toàn điểm yếu như vậy. Mà hãy khôn khéo biến điểm yếu thành điều mà nhà tuyển dụng thấy được sự tích cực trong đó.
Điểm mạnh trong CV:
Đó là những điều mà chúng ta làm được, làm tốt và tự tin với những điều đó. Đó là những tố chất, kỹ năng, chuyên môn của mỗi người. Mỗi cá nhân sẽ có một vài điểm mạnh nổi bật, ví dụ như:

- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Luôn luôn sáng tạo, tiếp thu cái mới
- Luôn nhiệt tình và đam mê với công việc
- Kiên nhẫn, trung thực, chăm chỉ, chịu khó học hỏi
- Tính linh hoạt, nhạy bén, , hăng hái và nhiệt huyết công việc
- Làm việc có nguyên tắc, đúng giờ, chuyên nghiệp
- Sự tôn trọng, thân thiện với mọi người xung quanh
- Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc
- Thành thạo kỹ năng tin học
- ….
Điểm yếu trong CV:
Ngược lại với điểm mạnh thì điểm yếu là những điều hạn chế của chúng ta, khiến chúng ta lo ngại, mất tự tin. Những điểm yếu chúng ta thường bắt gặp như:

- Ít nói, ngại giao tiếp
- Thiếu tự tin, rụt rè
- Khả năng tiếp thu chậm
- Mức độ hòa nhập với môi trường chậm
- Chưa biết cách sắp xếp phân bổ công việc hợp lý để có hiệu quả cao
- Một vài kỹ năng còn hạn chế như: Photoshop, Premiere….
Với những điểm yếu còn tồn tại thì chúng ta luôn phải cố gắng nỗ lực để khắc phục để hoàn thiện mình tốt hơn.
Mẹo trình bày điểm yếu CV thu hút nhà tuyển dụng:
Trình bày rõ ràng, mạch lạc:
Các thông tin của bất kỳ mục nào trong CV cũng phải trình bày rõ ràng mạch lạc. Cách trình bày CV cũng thể hiện được tính khoa học, chuyên nghiệp của mỗi cá nhân. Khi bạn nói về điểm yếu cũng vậy cần phải rõ ràng, mạch lạc, không vòng vo, dài dòng, lan man.
Đầy đủ thông tin:
Trở ngại của sinh viên mới ra trường khi làm CV là sợ không đủ thông tin để điền theo mẫu. Nhất là phần kinh nghiệm làm việc sẽ dễ có nhiều khoảng trống mà không biết ghi gì vào để lấp chúng. Hãy mạnh dạn điền các công việc các bạn vừa mới sử dụng, dù là nhỏ, miễn sao nó xây dựng “ thu nhập” hoặc “ kinh nghiệm” cho bạn. Trong trường hợp không có gì để điền, hãy “ cut” bỏ nó đi khỏi cv chứ đừng để trống( trong trường hợp CV mẫu là bản word).

Thông tin về bằng cấp cũng làm các bạn băn khoăn không ít. Trong trường hợp này, lời khuyên là hãy ghi kết quả xếp loại dự kiến của bạn vào ô “ Loại văn bằng” và xây dựng ngoặc bên cạnh thêm 2 từ (dự kiến). k ai người đọc trách bạn nếu dự kiến của bạn sai, ngược lại, nếu bạn điền, đủ nội lực người đọc sẽ hiểu rằng bạn là người sử dụng việc có khoa học, có tính toán một cách kỹ lưỡng thì sao.
Theo sát yêu cầu nhà tuyển dụng để nói ưu nhược điểm:
Tùy vào vị trí bạn ứng tuyển mà những hạn chế của bạn đưa ra phải phù hợp tránh gây bất lợi cho chính bạn. Ví dụ nếu ứng tuyển vị trí giao dịch viên mà bạn lại nêu điểm yếu của mình là: Thẳng thắn, nóng tính…… thì thật sự sẽ rất bất lợi chọn bạn. Vì điểm yếu của bạn lúc này là điều tối kỵ của một giao dịch viên rồi.
Khôn khéo hơn là bạn hãy biến điểm yếu của mình như một điểm mạnh mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng ngầm hài lòng. Ví dụ như ham công tiếc việc – điểm yếu này luôn gây áp lực cho bản thân nhưng lại thể hiện con người yêu công việc, hăng say lao động, có tính cầu tiến,…Điểm yếu của mình khi có quá nhiều việc phải làm.
Bạn là người tham công tiếc việc nhưng một khi có nhiều việc phải làm, bạn thường bị công việc cuốn theo. Lẽ ra, khi nhiều việc như thế, “ tôi nên lập một danh sách những việc cần làm và tập trung thực hiện theo thứ tự ưu tiên, thế nhưng, tôi thường không dành thời gian để phân chia thời lượng cụ thể. Công việc cứ cuốn đi và nhiều lúc khiến tôi cuống cả lên”.
Đó là câu trả lời khá hay, vượt ra ngoài phạm vi câu hỏi của người phỏng vấn. Tuy nhiên, câu trả lời này không đưa ra nhiều chi tiết cụ thể để cho nhà tuyển dụng hiểu rõ vấn đề và giải pháp. Nếu bạn kết thúc buổi phỏng vấn ở câu trả lời này cũng là tốt, nhưng nếu có thể, hãy đưa thêm một vài chi tiết nữa để người phỏng vấn có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phong làm việc của bạn.
Bạn nên trình bày điểm yếu với thái độ khách quan, tích cực, mong muốn học hỏi khắc phục và sửa đổi. Ai cũng có điểm yếu quan trọng người đó biết hứa hẹn và thay đổi để tốt hơn. Bên cạnh các điểm yếu, bạn nên đưa ra một số biện pháp đã và đang làm để tiến bộ hơn.
Xem thêm: Unit Test là gì?
Trả lời