Contents
Trong môi trường kinh tế năng động như hiện nay, việc các bạn trẻ thay đổi công việc để tìm cho mình một hướng đi đúng đắn hơn là điều không còn gì xa lạ. Nhưng cũng không ít người muốn “come back” công ty cũ – nơi họ đã gắn bó suốt một thời gian dài. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là có nên quay lại công ty cũ làm việc? Để giải đáp thỏa đáng thắc mắc này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết sau.
Xem thêm: Tình huống nhân sự thường gặp và cách giải quyết thuyết phục nhất
Quay trở lại công ty cũ làm việc? Nên hay không nên?
Từ xa xưa ông bà ta đã có câu:“ tình cũ không rủ cũng tới” ở đây chúng ta có thể dùng câu này để hiểu việc những gì đã từng gắn bó tình cảm và quen thuộc thì rất khó mà quên hay bỏ được. Công việc cũng vậy, khi đã gắn bó một thời gian rất dài ở một môi trường làm việc nào đó, quen môi trường làm việc, đồng nghiệp thì điều buông bỏ là không dễ dàng.

Vì vậy không hiếm thấy việc rất nhiều người dù đã rời bỏ công việc cũ nhưng vẫn nung nấu nguyện vọng quay lại chốn cũ. Điều đó không hẳn là xấu, nếu như bạn là một người đam mê công việc trước đây, quen thuộc và muốn đi về lâu về dài với nó. Nhưng trước khi quay lại, bạn hãy cân nhắc thật kĩ lí do ra đi trong quá khứ?
Có thể kể hàng loạt lí do: do chế độ đãi ngộ không tốt, môi trường làm việc không phù hợp, ông chủ gắng gao, khó tính,… và tin chắc rằng nếu có quay trở lại, liệu bạn có được ông chủ trọng dụng, đồng nghiệp yêu quý như xưa hay không? Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định nhé.
Nếu bạn là một người năng động, sáng tạo và có ý chí tiến thủ thì tôi nghĩ rằng việc bạn quay lại môi trường cũ là hoàn toàn không nên. Bởi vì đối với bạn , việc ra đi công ty cũ đã là quyết định sáng suốt và chính trải nghiệm lâu nay khiến bạn buộc phải ra đi. Đối với một người thông minh, sáng tạo, điều bạn cần là một môi trường mới hơn, hiện đại và có thể giúp bạn có những bước tiến xa hơn trong tương lai.
Đôi khi quay lại công ty cũng có mặt tốt chúng ta cần nghĩ tới. có thể như khi quay lại công ty cũ bạn được đại ngộ với mức lương cao hơn, có thể được đảm nhiệm vị trí tốt hơn, … bạn sẽ có cơ hội cho sự nghiệp sau này. Thì việc quay lại công ty cũ bạn cũng nên cân nhắc.
Những điều đáng lưu tâm khi bạn muốn quay trở lại công ty cũ để cống hiến.
Công ty cũ có chấp nhận việc nhận lại nhân viên cũ hay không?
Dù vì bất kì một lí do nào đó việc bạn rời bỏ công ty cũ để đi tìm một cơ hội việc làm khác, điều đó cũng là một ấn tượng không tốt cho nhà tuyển dụng cũ của bạn. Thêm vào đó là rất nhiều công ty hiện nay có quy định không nhận lại nhân viên cũ dù nhân viên đó có tài giỏi xuất sắc đến đâu.

Công ty nào cũng sẽ e ngại sau này bạn liệu có từ bỏ cơ hội này nữa hay không. Hoặc có lẽ đã có người thay thế vị trí của bạn rồi, và nếu chưa đa số các doanh nghiệp vẫn muốn bắt đầu một mối quan hệ mới hơn là bắt tay lại với người cũ.
Vì vậy bạn nên cân nhắc thật kĩ việc muốn quay trở lại nơi đó một lần nữa.
Đánh giá, xem xét lại năng lực và khả năng của chính bạn:
Bạn hãy tự mình đặt ra các câu hỏi cho bản thân:

- Trước đây bạn làm việc ở đó có được cấp trên khen ngợi và đánh giá cao hay không?
- Thành tích kết quả đạt được ở vị trí công việc đó của bạn có cao không?
- Năng lực và khả năng của bạn đối với công việc đó có còn phù hợp ?
- Bạn có bị cấp trên đè nén, áp bức khiến bản thân khó thăng tiến hay không ?
Đó là những câu hỏi bạn nên xem xét thật kỹ và trả lời với bản thân thật trung thực. Bởi lẽ không một ông chủ nào thích một người đã rời bỏ mình cả, họ chỉ cần những người thực sự mang lại lợi ích cho công ty của họ ngay bây giờ mà thôi, bởi vậy bạn phải chắc chắn rằng có một tâm lý thật tốt, năng lực thật giỏi để có thể quay lại công ty cũ của mình.
Mối quan hệ trước đây với sếp, đồng nghiệp công ty có tốt đẹp hay không?

- Mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp
- Mối quan hệ giữa sếp và bạn trước đây thế nào, có tốt không?
- Bạn đã bao giờ ngồi nói chuyện riêng với sếp chưa? Thật tốt nếu bạn đã từng.
- Từ hồi đi khỏi công ty, bạn đã lần nào gọi điện về hỏi thăm sếp chưa?
- Mối quan hệ với các đồng nghiệp cũ có thân thiết không?
- Có xảy ra bất hòa, cãi vã hay bạn đã từng chơi xấu họ chưa?
Việc có một mối quan hệ tốt đẹp với xếp, hòa thuận với đồng nghiệp cũng như mọi người xung quanh bạn ở nơi làm việc cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Bởi vì người ta có câu:“ Muốn đi xa hãy đi với đồng đội ’’, sếp là người dẫn dắt chúng ta, đồng nghiệp là những người vô cùng quan trọng giúp bạn tiến xa hơn trong công việc, về lâu về dài có thể giúp đỡ lẫn nhau gặt hái được thành công. “ Một cây làm chẳng nên non , ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Nếu trước đây bạn có những mối quan hệ tốt đẹp thì bạn có thể liên lạc lại với mọi người để tâm sự tham khảo ý kiến của mọi người hay hỏi thăm tình hình hiện tại của công ty để bạn biết nên hay không nên quay lại.
Bạn nên cân nhắc việc quay lại, khi trước đây bạn có những mối quan hệ không tốt, bất lợi. Vì có thể điều này sẽ lặp lại như cũ đối với bạn.
Những lý do không thể ngăn cản bạn quay về:
Ra đi trong hòa bình và chuyên nghiệp:
Bạn nghỉ việc và cho dù vì bất kỳ lý do gì nhưng bạn vẫn thể hiện sự chuyên nghiệp và ra đi trong hòa bình. Điều này là điểm tốt cho bạn dễ dàng quay lại nơi làm việc cũ.
Việc ra đi trong tâm thế chán nản, thiếu trách nhiệm sẽ không có lợi. Hãy ngẩng cao đầu giữ được hình tượng đẹp trong mắt sếp và đồng nghiệp.
Hãy làm việc có tâm đến giây phút cuối cùng ở công ty. Bàn giao công việc, sổ sách và hỗ trợ cho người thay thế việc của mình. Có lời cảm ơn và chia tay đồng nghiệp. Những việc làm này thể hiện rõ được sự chuyên nghiệp và sẽ là lợi thế cho bạn sau này nếu có ý định quay lại làm việc, sẽ không ai cản trở bạn được.
Xin nghỉ vì lý do cá nhân và bây giờ bạn muốn tiếp tục cống hiến:

Để nói về lí do khiến bạn quay trở về công ty cũ, thì lý do khiến người khác thông cảm nhất có thể là vì bạn mới sinh con nhỏ, chồng bạn muốn bạn tạm ngưng một thời gian để toàn tâm toàn ý chăm sóc con cái; hoặc bạn có thể nói rằng dù đi bất cứ nơi nào cũng không bằng nơi này, mọi người luôn yêu quý mình và chế độ đãi ngộ thì khiến mình không thể hài lòng hơn.
Vẫn giữ mối quan hệ ấn tượng tốt với mọi người
Như đã đề cập bên trong, việc giữ liên lạc với đồng nghiệp đã từng làm việc chung vì họ sẽ đóng vai trò cầu nối giữa bạn và công ty cũ, giúp bạn để mắt tới các vị trí tiềm năng. Mối quan hệ càng vững chắc, thì cơ hội quay về càng lớn. Bạn sẽ nhân được nhiều sự ủng hộ giúp đỡ khi muốn quay về.
Trả lời