Contents
Bạn là nhà quản lý thì vấn đề về nhân sự luôn là vấn đề nhức nhối khiến bạn đau đầu. Dưới đây là một số tình huống nhân sự thường gặp và cách giải quyết bạn nên tham khảo để áp dụng trong việc quản lý nhân sự của bạn một cách hợp lý, thuyết phục.
Xem thêm: Những quy định về trang phục công sở
1. Tranh cãi trong hệ thống nhân sự
Tranh cãi hay bất hòa là các vấn đề mà các nhà quản lí thường gặp phải trong hệ thống nhân sự của mình. Nguyên nhân của tình huống tranh cãi nhân sự là do ý thức, khả năng làm việc nhóm thấp, đặt cái tôi cá nhân lên trên lợi ích của tập thể. Đây cũng chính là đặc điểm ở thị trường lao động ở Việt Nam ta.

Việc tranh cãi giữa nhân sự không chỉ là vấn đề của đôi bên nhân sự mà ảnh hưởng rất nhiều tới công ty. Tranh cãi bất hòa giữa các nhân viên thì sẽ rạn nứt mối quan hệ nhân sư, từ đó ảnh hưởng tới các công việc chung của phòng, nhóm và tác động tiêu cực tới toàn bộ hệ thống hoạt động kinh doanh của cả công ty, doanh nghiệp.
Vai trò của người quản lý lúc này là tìm cách giải quyết, và tìm ra cách nào hợp lí giải quyết nội bộ không để lộ ra ngoài, tránh ảnh hưởng tới danh tiếng và tên tuổi của doanh nghiệp, công ty mình.
Giải pháp cho tình huống này khi bạn là nhà quản lý nhà lãnh đạo phải là người hòa giải giữa hai bên:
- Lắng nghe hai bên giải trình về sự việc xảy ra để tìm cách giải quyết
- Gặp riêng từng người giải thích vấn đề của họ là gì và bạn đang khắc phục thế nào.
- Lắng nghe quan điểm, ý kiến của hai bên để hiểu và thông cảm từ hai phía để đưa ra cách giải quyết công bằng nhất.
- Việc bạn luôn biết cách lắng nghe thấu hiểu sẽ tạo được thiện cảm với nhân sự của mình. Học sẽ cảm thấy bạn tôn trọng và cũng thấu hiểu họ và việc hòa giải sẽ dễ dàng hơn.
- Hãy kết thúc vấn đề bằng sự hòa giải tự nguyện cùng bỏ qua vấn đề của đôi bên
Trong trường hợp tranh cãi phát sinh từ sự khác biệt của hai bên mà bạn không giải quyết được thì bạn hãy dung hòa giữa họ, giúp họ giảm bớt cái tôi, đặt lợi ích công ty, doanh nghiệp của mình lên trên hết.
2. Nhân sự vi phạm nội quy:
Bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào khi thành lập cũng vạch ra những nội quy và yêu cầu tất cả mọi người đều phải nghiêm chỉnh chấp hành để góp phần phát triển công ty, doanh nghiệp mình ngày một vững mạnh. Và tình huống có nhân viên phi phạm nội quy là không thể tránh khỏi. Chậm giờ làm việc không lý do, tụ tập tán gẫu lờ là công việc, ăn quà vặt trong giờ làm…Đây là những lỗi mà nhân viên dễ mắc phải nhất.

Với những tình huống cơ bản thế này thì giải pháp không có nhưng bạn là quản lý bạn cũng phải cứng rắn để giải quyết triệt để tạo môi trường làm việc có nề nếp cho công ty.
Nếu nhân viên vi phạm một hai lần thì nhắc nhở trực tiếp và nêu lại nội quy cho họ nghe hiểu nhớ. Nếu tái phạm nhiều lần thì dựa vào văn bản nội quy để giải quyết vấn đề thì sẽ có tính thuyết phục và tạo được bài học cho các nhân viên khác, từ đó ổn định được nề nếp làm việc của công ty.
3. Nhân sự có thái độ không tốt
Nhân viên có thái độ không hợp tác, phản kháng lại cấp trên là tình huống khó xử, đau đầu đối với các nhà quản lý.
Trong tình huống này thì chắc chắn nguyên nhân từ cả nhân viên lẫn quản lý quá gay gắt, áp bức hãy đối xử không công minh. Vì thế trước tiên phải tìm hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn đến thái đông không hợp tác từ đó tháo gỡ khúc mắc giữa nhân viên với sếp.

Đừng mang cái quyền quản lý ra để sa thải nhân viên ngay khi mắc lỗi mà phải biết thấu hiểu giúp đỡ nhân viên. Đến một mức nào đó mà giữa xếp với nhân viên không thể có tiếng nói chung thì có thể kết thúc mối quan hệ trong vui vẻ và được sự đồng thuận của cả hai bên để tránh những hệ lụy về sau.
4. Nhân sự đình công liên quan đến chế độ lương thưởng
Tình huống này phần lớn diễn ra ở các công ty, doanh nghiệp lớn do làm ăn không hiệu quả, thất thu nhiều, thua lỗ. Gặp phải vấn đề này thì nguy cơ mất tất cả nhân lực là rất cao và công ty khó có thế gây dựng phát triển lại được.
Nhân sự đình công là tình huống khó giải quyết đối với nhà quản lý cấp cao vì suy cho cùng lúc này về phí người lao động đã bị dồn vào thế cùng. Họ làm việc mà không được hưởng đầy đủ chế độ thì chắc chắn sẽ đình công. Khi rơi vào tình trạng này thì cách giải quyết tốt nhất là đàm phán.

Hãy nói rõ với người lao động về tình hình khó khăn thực tế của công ty để có được sự đồng cảm từ phía người lao động. Nhưng không được cắt hẳn lương của họ mà hãy hứa với họ cho dù khó khăn nhưng thu nhập, lương thưởng của công nhân sẽ được thanh toán đầy đủ có thể muộn một ít.
Bạn cũng phải nêu ra tình huống xấu nhất là công ty, doanh nghiệp có thể không tồn tại được để người lao động họ có hướng đi mới cho riêng mình. Hãy đàm phán và cố gắng giữ lại các nhân viên tiềm năng nhất để gây dựng lại doanh nghiệp mình nếu.
5. Nhân sự thiếu trách nhiệm, làm việc chậm tiến độ không hiệu quả
Đứng ở cương vị là quản lý, là sếp thì khi nhân viên thiếu trách nhiệm, làm việc chậm tiến độ, hiệu quả công việc kém thì chắc chắn phải nhắc nhở ngay. Tuy nhiên nổi nóng quát tháo với nhân viên thì không giải quyết được vấn đề này mà bạn có thể tìm ra giải pháp đề tình huống này không tái diễn.

Tình huống nhân sự này có thể do nguyên nhân chủ quan tự năng lực hạn chế của nhân viên, hoặc nguyên nhân khách quan tác động vào làm nhân viên không có thời gian tập trung vào công việc. Vì thế bạn cũng cần phải tìm hiểu nguyên nhân từ đâu.
Nếu do năng lực của nhân viên thì hãy giúp đỡ họ hoặc yêu cầu các bộ phận hỗ trợ thêm. Do từ khách quan hoàn cảnh tác động thì hãy yêu cầu nhân viên đó có kế hoạch sắp xếp hợp lý để hoàn thành công việc được giao, tranh ảnh hướng tới tiến độ hiệu quả của cả công ty.
6. Hội chứng người giám sát mới
Ở cấp độ quản lý phòng ban thì việc thăng chức một nhân viên bình thường trở thành sếp của những nhân viên còn lại. Vấn đề ở đây là liệu có được sự hợp tác và công nhận sự thăng chức của nhân viên đó không. Và chắc chắn một điều sẽ xảy ra là mối quan hệ giữa các nhân viên sẽ xấu đi một người trong số nhân viên đó sẽ trở thành người chỉ đạo những nhân viên còn lại. Đồng thời mang sự có lỗi của người được thăng chức mà những người khác thì không.
Giải pháp ở đây là bạn phải cứng rắn thiết lập quyền kiểm soát nhóm chặt chẽ đối với các nhân viên còn lại để họ thấy rõ uy quyền của bạn cũng như sự xứng đáng của bạn thông qua các thành tích đạt được. Bạn hãy khiến họ nể phục thì mới nhận lại sự hợp tác của đôi bên. Đừng ủy mị nhún nhường mà làm mất quyền uy và vị trí của bản thân.
Hãy học hỏi các quản lý khác về cách xây dựng mối quan hệ sếp nhân viên và không để tình cảm các nhân lẫn vào công việc.
Trên đây là một số tình huống nhân sự điện hình và cách giải quyết để các bạn tham khảo. Chúc các bạn trở thành nhà quản lý tốt!
Trả lời