• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer
jobpro.com.vn

jobpro.com.vn

Thông tin tư vấn việc làm

  • Trang Chủ
  • Biểu Mẫu
  • Sự Nghiệp
  • Tư Vấn Phát Luật
  • Việc Làm
Trang chủ » Việc Làm » Thực trạng về vấn đề tiền lương ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp cải cách tiền lương

Thực trạng về vấn đề tiền lương ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp cải cách tiền lương

jobpro Tháng Sáu 21, 2021 Việc Làm Bình luận

Contents

  • 1 Ý nghĩa của tiền lương trong đời sống con người:
    • 1.1 Đối với người lao động:
    • 1.2 Đối với tổ chức, doanh nghiệp:
  • 2 Những mặt được trong cải cách trong vấn đề tiền lương:
    • 2.1 Những tồn tại và bất cập

Tiền lương luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là người lao động. Nhà nước luôn có chính sách cải cách tiền lương, liên tục thay đổi và điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng dần, từng bước làm cho người lao động đảm bảo nhu cầu tối thiểu để tái sản xuất sức lao động, đời sống vật chất tinh thần của người lao động được cải thiện đáng kể.

Xem thêm: Kimochi là gì?

Ý nghĩa của tiền lương trong đời sống con người:

Đối với người lao động:

Đối với người lao động
Đối với người lao động
  • Tiền lương là phần chủ yếu nhất trong thu nhập của người lao động, giúp cho cá nhân và gia đình trang trải chi tiêu sinh hoạt, các dịch vụ cần thiết.
  • Tiền lương kiếm được ảnh hướng đến địa vị của người lao động trong gia đình, trong mối tương quan với đồng nghiệp cũng như giá trị của bản thân đối với tổ chức, đối với xã hội.
  • Có được tiền lương cao sẽ là động lực giúp con người không ngừng nỗ lực học tập để nâng cao giá trị bản thân đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và đóng góp cống hiến cho tổ chức.

Đối với tổ chức, doanh nghiệp:

  • Tiền lương là khoản chi bắt buộc, do đó muốn nâng cao lợi nhuận và hạ giá thành sản phẩm thì các doanh nghiệp phải biết quản lý và tiết kiệm chi phí tiền lương.
  • Tiền lương là công cụ để duy trì, gìn giữ, thu hút lao động giỏi, tài năng, phù hợp với công việc của doanh nghiệp
  • Tiền lương cùng với các khoản thù lao khác là công cụ để quản lý nguồn nhân lực và có ảnh hưởng đến các chức năng khác của việc quản lý nguồn nhân lực.
    Cải cách chính sách tiền lương.
Đối với tổ chức, doanh nghiệp
Đối với tổ chức, doanh nghiệp

Trong quá trình thực hiện chính sách tiền lương luôn gặp những khó khăn khi giá cả thị trường, lạm phát, tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng; sự mất cân đối giữa cung- cầu lao động trên thị trường lao động; vấn đề bất cập về mức lương tối thiểu; quan hệ lương tối thiểu – trung bình – tối đa; hệ thống thang, bảng lương; chế độ nâng ngạch, nâng bậc; cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập…

Chính vì thế mà quá trình cải cách tiền lương luôn tồn tại cả những mặt được và chưa được.

Những mặt được trong cải cách trong vấn đề tiền lương:

Thứ nhất, quan điểm, chủ trương về cải cách chính sách tiền lương của Đảng từ năm 2003 đến nay là đúng đắn và thích hợp với nền kinh tế thị trường (KTTT) theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt quan điểm coi việc trả lương xứng đáng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ công, và góp phần làm trong sạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Đặc biệt, Luật Cán bộ, Công chức đã quy định công chức có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ cho thôi việc.

Làm tốt việc xác định vị trí việc làm sẽ là cơ sở và căn cứ để tính toán được biên chế công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng quản lý trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Người lao động nào không đáp ứng được các yêu cầu của vị trí việc làm sẽ bị đưa ra khỏi công vụ. Chính phủ đã xác định lộ trình thực hiện việc xây dựng hệ thống vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, phấn đấu đến năm 2015, 50% cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm.

Thứ hai, tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính nhà nước (HCNN) và khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công; chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội. Đó là bước ngoặt rất quan trọng cải cách tiền lương trong điều kiện mới theo định hướng thị trường.

Cải cách trong vấn đề tiền lương
Cải cách trong vấn đề tiền lương

Thứ ba, chú ý gắn cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) với cải cách hành chính và xây dựng nền công vụ, tinh giảm biên chế khu vực HCNN, phát triển khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công theo nhu cầu phát triển của xã hội. Tuy phải tiến hành dần từng bước nhưng là hướng đi đúng đắn. Một số ý kiến cho rằng cần tiếp tục cắt giảm 40% cán bộ công chức hiện nay để có nguồn bổ sung cho cải cách tiền lương, nếu không cải cách tiền lương khó thành công.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới cơ chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách nhiệm, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong việc xếp lương, trả lương gắn với chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công theo tinh thần xã hội hóa. Đây cũng là định hướng rất quan trọng trong cải cách và trong cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương CBCCVC.

Thứ năm, tiền lương danh nghĩa của CBCCVC có xu hướng tăng do nhiều lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung trên cơ sở bù trượt giá và tăng trưởng kinh tế, mở rộng quan hệ tiền lương tối thiểu – trung bình – tối đa, từng bước tiền tệ hóa các khoản ngoài lương nhằm khắc phục bình quân, bao cấp và ổn định đời sống của CBCCVC. Theo Bộ Nội vụ, từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung cho người lao động trong khu vực hành chính – sự nghiệp đã điều chỉnh 7 lần từ 210.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, với mức tăng gần 4 lần.

Từ ngày 1/5/2012, mức lương tối thiểu đã được quyết định tăng lên mức 1.050.000 nghìn đồng/tháng. Việc điều chỉnh này được thực hiện trên cơ sở các mức đã dự kiến trong Đề án tiền lương giai đoạn 2003 – 2007 và 2008 – 2012, có điều chỉnh linh hoạt theo mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của NSNN.

Theo Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ), sẽ cố gắng đến năm 2018 điều chỉnh lương tối thiểu của công chức đảm bảo nhu cầu tối thiểu – khoảng 3 triệu đồng/tháng và phụ cấp công vụ khoảng 30%. Tuy nhiên, theo PGS,TS.Trần Văn Thiện, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực – Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, mặc dù đã qua 7 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu nhưng nếu tính tới chỉ số lạm phát và giá cả tiêu dùng thì lương tối thiểu thực tế chỉ tăng hơn 0,05 lần. Tính ra, trung bình mỗi năm lương tối thiểu thực tế chỉ tăng 0,64%.

Những tồn tại và bất cập

Thứ nhất, duy trì quá lâu một chính sách tiền lương thấp đối với CBCCVC. Các lần cải cách vừa qua luôn bị chi phối tuyệt đối bởi khả năng của NSNN, nên đã thực hiện một chính sách tiền lương quá thấp đối với CBCCVC và gắn chặt với tiền lương tối thiểu chung vốn rất thấp (chỉ đáp ứng 65% – 70% nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động). Hơn nữa, chính sách tiền lương thấp này đã lại ngày càng thấp xa so với khu vực sản xuất kinh doanh, chưa bảo đảm cho CBCCVC sống chủ yếu bằng tiền lương. Đó là một bất cập, nghịch lý và mâu thuẫn lớn. Theo kết quả điều tra của Công đoàn Viên chức Việt Nam, tiền lương cứng của CBCCVC khá thấp, phần lớn là hưởng lương ở mức cán sự và chuyên viên, chiếm khoảng 73% (cán sự chiếm 32% và chuyên viên 41%), còn ở mức chuyên viên chính là 24% và chuyên viên cao cấp là 3%.

Thứ hai, quan hệ tiền lương tối thiểu – trung bình – tối đa cũng chưa hợp lý, nhất là hệ số trung bình quá thấp trong quan hệ tiền lương tối thiểu – trung bình – tối đa nên không cải thiện được đời sống và khuyến khích được CBCCVC có hệ số lương thấp; tiền lương trả cho CBCCVC được quy định bằng hệ số được tính trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung; tiền lương chưa được trả đúng với vị trí làm việc, chức danh và hiệu quả công tác, chất lượng cung cấp dịch vụ công. Theo Bộ Nội vụ, giai đoạn 2016-2020 thực hiện mở rộng quan hệ mức lương tối thiểu – trung bình – tối đa từ mức 1 – 2,34 – 10 hiện nay lên mức 1 – 3,2 – 15.

Thứ ba, trong khi tiền lương không đủ sống, thì thu nhập ngoài lương lại rất cao (phụ thuộc vào vị trí, chức danh công việc, lĩnh vực quản lý, vùng, miền…) và không có giới hạn, không minh bạch, cũng không kiểm soát được. Trong phần thu nhập ngoài lương cho đến nay không ai có thể thống kê, đánh giá định lượng được, có thể có phần chính đáng, song chủ yếu là không chính đáng do lợi dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu cực trong thi hành công vụ (từ biếu xén, cơ chế xin – cho, cơ chế ăn chia…). Mức lương tối thiểu của công chức năm nay được nâng lên 1.050.000 đồng, song vẫn là mức quá thấp, không đủ cho chi phí trong cuộc sống vốn ngày càng đắt đỏ do lạm phát. Chính điều này đã tạo “đất sống” cho tham nhũng, tiêu cực ngày càng nhức nhối.

Thứ tư, tiền lương Nhà nước quy định trả cho CBCCVC mặc dù còn rất thấp, nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp do NSNN bảo đảm lại chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi NSNN, cho nên buộc phải “gọt chân cho vừa giày”. Đó là một trong những nút thắt khó gỡ nhất trong cải cách chính sách tiền lương đối với CBCCVC vừa qua. Theo Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), hiện nay mức độ đảm bảo từ NSNN cho trả lương và các khoản có tính chất lương là khá cao và liên tục tăng nhanh. Cụ thể, năm 2011, lương, phụ cấp ước chiếm 51% chi thường xuyên của NSNN, đạt gần 9,6% GDP. Trong khi năm 2010, con số này chỉ là 6,7% GDP. Ngoài ra, 21 ngành được hưởng ở 16 loại phụ cấp ưu đãi khác nhau đang có xu hướng mở rộng hơn, khiến NSNN dành cho lương tối thiểu ngày càng bị mỏng đi.

Thứ năm, việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp công (dịch vụ công) còn chậm và đạt kết quả thấp, nhất là trong y tế, giáo dục và đào tạo… gây khó khăn cho cải cách tiền lương và tạo nguồn để trả lương cao cho CBCCVC. Đối với các tỉnh, thành phố lớn đông dân cư như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh… dễ dàng kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước triển khai thực hiện, nhưng đối với cấp huyện, nhất là đối với huyện thuộc vùng núi cao, trung du, hải đảo, việc triển khai thực hiện xã hội hóa rất khó khăn.

Đây cũng là một trong những cản trở lớn nhất của cải cách tiền lương, do chưa tách bạch rõ ràng chính sách tiền lương đối với công chức khu vực HCNN và viên chức khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công. Có thể nói rằng, cải cách chính sách tiền lương đối với CBCCVC từ năm 2003 đến nay chưa thành công và vẫn không thoát ra được vòng luẩn quẩn: Đó là chính sách tiền lương thấp không đủ sống, nhưng thu nhập ngoài lương lại rất cao, mỗi lần tăng lương tối thiểu làm cho gánh nặng của NSNN càng tăng. Chính sách tiền lương dù đã “cải cách” vẫn chưa tạo ra động lực đủ mạnh cho người hưởng lương phát huy tài năng và cống hiến. Tiền lương thấp không kích thích được CBCCVC gắn bó với Nhà nước, không thu hút được nhân tài; ngược lại, người làm việc giỏi, người có tài bỏ khu vực nhà nước ra làm việc cho khu vực ngoài nhà nước, nơi có tiền lương và thu nhập cao, có xu hướng tăng. Mặt khác, lương thấp cũng là nguyên nhân quan trọng của tiêu cực, tham nhũng.

Xem thêm: 10 câu hỏi tiếng Anh “Đắt giá” nên hỏi nhà tuyển dụng

Bài viết cùng chuyên mục

  • Học phí Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2021 mới nhất!
  • Inbound là gì? những thông tin cần biết về Inbound
  • Tư thế ngồi khi đi phỏng vấn đúng chuẩn
  • Ngành quản trị khách sạn học trường nào? Ra làm nghề gì?
  • Jack welch là ai? bài học đắt giá trong lãnh đạo của Jack welch

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Hình nền dễ thương cho điện thoại iphone

Tổng Hợp 999+ Hình Nền Cute Cho IPhone Mới Nhất

Ảnh trái cây photoshop thay ruột là gì

Ảnh trái cây photoshop thay ruột bá đạo troll người yêu

Ý nghĩa của gia đình

999+ Hình Ảnh Gia Đình Hạnh Phúc ý nghĩa và ấm cúng

Ảnh hoàng hôn trên biển

100+ Ảnh Biển Hoàng Hôn đẹp nhất

Hero Team là ai

50+ Hình Ảnh Hero Team đẹp, dễ thương nhất

Vì sao cần đáo hạn thẻ tín dụng

Đáo hạn thẻ tín dụng là gì? Điều cần biết về đáo hạn tại Hà Nội

Rút tiền thẻ tín dụng là gì

Rút tiền thẻ tín dụng là gì? Tất tần tật về rút tiền thẻ tín dụng

Khi nào cần thuê luật sư

Bảng giá thuê dịch vụ luật sư mới nhất

Thành lập công ty TNHH bao gồm những loại vốn nào

Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

100+ Hình Xăm Vòng Tay Nhật Cổ đẹp nhất 2022

Trần Việt Quân là ai

Trần Việt Quân là ai? Doanh nhân nổi tiếng Việt Nam

Tiến Bịp là ai

Tiến Bịp Là Ai? Hiện tượng mạng Tiến Bịp

Thư Vũ Gemini Là Ai

Thư Vũ Gemini Là Ai? Tất tần tật về hotgirl phim “Về nhà đi con”

Hình xăm mini vai quyến rũ

Tổng hợp +1000 Hình Xăm Mini Đẹp nhất 2022 cho Nam & Nữ

thiết kế đồ họa thi khối nào

Thiết kế đồ họa thi khối nào? Tuyển sinh ngành thiết kế đồ họa?

Footer

Liên Hệ

Thông tin tư vấn việc làm JOBPRO
Tel: 0333-088-889 – Mr. Định
Email: lienhe@ddi.vn – jobprona@gmail.com

Chuyên mục

  • Ảnh & Quotes
  • Biểu Mẫu
  • Sự Nghiệp
  • Tài Liệu
  • Tin Tức
  • Tư Vấn Phát Luật
  • Việc Làm

Bài viết mới

  • Tổng Hợp 999+ Hình Nền Cute Cho IPhone Mới Nhất
  • Ảnh trái cây photoshop thay ruột bá đạo troll người yêu
  • 999+ Hình Ảnh Gia Đình Hạnh Phúc ý nghĩa và ấm cúng
  • 100+ Ảnh Biển Hoàng Hôn đẹp nhất
  • 50+ Hình Ảnh Hero Team đẹp, dễ thương nhất

Copyright © 2022 · JOBPRO Thiết kế - seo bởi Dịch vụ seo DDI