Contents
Kỹ năng giao tiếp là hoạt động đặc trưng của xã hội loài người trong cuộc sống, sản xuất, lao động, kinh doanh, quản lý. Dù bất cứ lĩnh vực nào thì Giao tiếp kém sẽ là đại họa. Vì thế hãy tích lũy ngay những kỹ năng giao tiếp cho mình để làm bàn đạp cho mọi thành công.
Xem thêm: Dealer là gì? Thử thách nghề nghiệp và thu nhập của Dealer
1. Nếu bạn đang gặp các vấn đề sau:
- Bạn nói chuyện sáo rỗng, nhạt nhẽo, thậm chí là vô duyên
- Khi bạn giao tiếp bằng lời nói nhưng lại không biết diễn đạt ý nghĩ của mình
- Giao tiếp không đạt hiệu quả, không trong tâm, không gây được sự chú ý
- Không kiểm soát được cảm xúc trong giao tiếp
- ……
Thì đã đến lúc bạn phải thay đổi bằng cách rèn luyện cho mình các kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp.

Trong môi trường làm việc thì kỹ năng giao tiếp đó cũng chính là cách các bạn thể hiện giá trị bản thân để mang lại những hiệu quả tốt nhất cho công việc, bàn đạp cho tương lai thành công.
Tuy nhiên đối với không ít người thì kỹ năng giao tiếp lại là hạn chế, cản trở của những cơ hội. Chính vì vậy mà việc rèn luyện kĩ năng là rất quan trọng.
Dưới đây là những kỹ năng giao tiếp cần thiết mà bạn cần tích lũy giúp ích cho cả cuộc sống lẫn sự nghiệp.
2. Kỹ năng lắng nghe:
Lắng nghe là hình thức tiếp nhận thông tin qua thính giác có trạng thái chú ý làm nền. Lắng nghe giúp ta hiểu được nội dung thông tin từ đó mới có thể thực hiện được những hoạt động tiếp theo của quá trình giao tiếp.
Lắng nghe là một nghệ thuật. khi lắng nghe một ai đó chúng ta cần phải có kỹ năng. Kỹ năng lắng nghe chính là khả năng quan tâm đến lời nói, tâm trạng, cảm xúc ẩn chứa bên trọng, nhận diện được nhu cầu của người nói, thể hiện được sự tôn trọng của mình đối với người nói.

Chúng ta vẫn nghĩ lắng nghe là đơn giản thế nhưng chắc chắn trong cuộc sống, công việc thì không ít lần chúng ta gặp thất bại trong cuộc trò chuyện mà không biết tại sao. Biết lắng nghe người khác rất quan trọng trong giao tiếp. Nó cho thấy rằng bạn đang thực sự quan tâm và coi trọng người giao tiếp với mình.
Muốn lắng nghe tốt, hiệu quả thì các bạn cần phải rèn luyện.
- Nghe chăm chú, tập trung vào người nói
- Nghe đối phương nói hết lời, không ngắt quãng, xen ngang
- Lắng nghe khách quan, chú ý đến nội dung người nói, những điểm người nói nhấn mạnh
- Cố gắng tổng hợp ử lý thông tin khi nghe
- Giữ im lặng để lắng nghe
3. Kỹ năng đặt câu hỏi:
Trong giao tiếp, nhất là giao tiếp trực tiếp việc đặt câu hỏi rất quan trọng. Việc đặt câu hỏi trong khi giao tiếp làm tăng độ thú vị của cuộc trò chuyện. Kỹ năng đặt câu hỏi giúp chúng ta giao tiếp thông minh mang lại nhiều lợi ích khi đặt những câu hỏi hợp lý:

- Giúp tập trung được suy nghĩ của người khác
- Xây dựng được quan điểm chung, tạo mối quan hệ tốt
- Thể hiện sự chân thành, quan tâm đến đối phương khi giao tiếp
- Khơi dậy được những suy nghĩ gợi ý, tư vấn của người khác
Những lợi ích mang lại có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống cũng như công việc.
Tuy nhiên chúng ta cũng nên biết cách chọn lọc đặt những câu hỏi hợp lý với tình huống giao tiếp. Tránh những câu hỏi ngớ ngẩn, sai lầm khiến cuộc đối thoại đi theo hướng khác mình không mong muốn.
4. Kỹ năng thuyết phục:
Trong công việc kỹ năng thuyết phục đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ bạn là nhân viên bán hàng, bạn có kỹ năng thuyết phục khách hàng thì việc bán hàng, thúc đẩy doanh số của bạn sẽ thuận lợi. Hay trong kinh doanh khi doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn thì bạn cần sự trợ giúp. Lúc này bạn cần có kỹ năng thuyết phục tốt trong các tình huống giao tiếp để nhận được sự giúp đỡ, trợ giúp của các đối tác.
Như vậy nhờ có kỹ năng thuyết phục mà mình có thể làm thay đổi quan điểm hành vi của người khác theo mục đích mà mình mong muốn. Đây cũng là một trong những kỹ năng giúp chúng ta đạt được những kết quả tốt, đạt được những thành công lớn trong công việc.

Trong giao tiếp đôi khi khó thuyết phục người khác lắng nghe ý kiến của mình thì chúng ta cũng có thể dùng hành động để thuyết phục.
Để có kỹ năng thuyết phục thành công chúng ta phát huy những điểm mạnh của cá nhân công với cách thuyết phục thích hợp đối với từng tình huống. Đồng thời phải biết tích lũy kinh nghiệm thuyết phục sau những lần trải nghiệm.
5. Kỹ năng viết:
Viết là một trong những kỹ năng cơ bản nhất của giao tiếp. Viết là công cụ, phương tiện để giao tiếp có hiệu quả. Ví dụ trong công việc, khi bạn trao đổi công việc hàng ngày bằng email thì yêu cầu bạn cần có kỹ năng viết tốt thì sẽ thuận lợi dễ dàng cho việc mô tả, hay thể hiện những nhiệm vụ được yêu cầu.
Khi có kỹ năng viết tốt thì bài viết sẽ được người đọc dễ dàng hiểu rõ mục đích, ý tưởng của người viết. Tăng thêm hiệu quả giao tiếp. Có kỹ năng viết tốt sẽ mở ra nhiều cơ hội cho chúng ta trong công việc, tăng tiến.
6. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ:
Bên cạnh việc sử dụng chữ viết và lời nói để làm phương tiện giao tiếp thì chúng ta có thể sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, tư thế, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt…để giao tiếp với đối phương.

Vì vậy để có quá trình giao tiếp thêm hấp dẫn và hiệu quả thì chúng ta cũng cần rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ.
Thứ nhất: Ánh mắt, nét mặt, nụ cười:
Ánh mắt được ví là cửa sổ tâm hồn
Trong giao tiếp nhất thiết phải biết sử dụng ánh mắt, giao tiếp bằng bắt để phối hợp với các ngôn ngữ trong biểu lộ nội dung giao tiếp và thể hiện cảm xúc bản thân. Để giao tiếp bằng ánh mắt đạt hiệu quả chúng ta cần
- Nhìn thẳng vào người giao tiếp với mình
- Không nhìn chăm chú vào người khác
- Không nhìn người khác bằng ánh mắt giễu cợt, xem thường hay không thèm để ý
- Không đảo mắt, đưa mắt nhìn vụng trộm
- Không nheo mắt hay nhắm mắt trước mặt người khác
Nét mặt
Nét mặt trong quá trình giao tiếp giúp biểu lộ thái độ, cảm xúc của chủ thể. Có sáu loại cảm xúc bộc lộ qua nét mặt gồm: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, ghê tởm. Vì vậy cần điều chỉnh nét mặt phù hợp với tình huống giao tiếp
Nụ cười: nụ cười đóng vai trò cực kỳ quan trong trọng giao tiếp. Khi chúng ta tươi cười với người khác thì sẽ truyền tải được thông điệp: rất vui mừng được giao tiếp cùng.
Thứ hai: tư thế và động tác
Hãy rèn luyện những tư thế, động tác thể hiện sự thân thiện, lịch sự trong khi giao tiếp. Ví dụ như đừng bỏ quên cái bắt tay khi mở đầu và kết thúc buổi phỏng vấn xin việc. Nhưng không phải những tư thế động tác nào cũng có lợi trong giao tiếp. Dậm chân, rung đùi, gõ tay xuống bàn là những tư thế nên tránh khi ngồi phỏng vấn xin việc.
7. Kỹ năng giao tiếp bằng đồ vật:
Đấy cũng là một kỹ năng giao tiếp nên cân nhắc. Sử dụng những món quà phù hợp cho những tình huống giao tiếp nhiều khi mang lại hiệu quả rất tốt cho quá trình giao tiếp, để đạt được mục đích mong muốn.
Trên đây là những kỹ năng giao tiếp cơ bản giúp quá trình giao tiếp diễn ra thuận lợi theo mong muốn của cá nhân. Hi vọng chúng ta sẽ áp dụng tốt để có những tình huống giao tiếp thú vị, đạt được mục đích trong cuộc sống và hiệu quả trong công việc.
Xem thêm: Customer care là gì?
Trả lời