Contents
Mẫu Điều lệ công ty cổ phần là gì?
Mẫu Điều lệ công ty cổ phần là văn bản thỏa thuận giữa những người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của luật pháp để ấn định cách tạo lập, hoạt động và giải thể của một doanh nghiệp, việc xác lập, hủy bỏ, thay đổi điều lệ của công ty phải theo quy định của pháp luật.

Thông thường điều lệ công ty được lập khi phát sinh hai sự kiện, đó là điều lệ được lập khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc khi sửa đổi/ bổ sung trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Điều lệ công ty không có mẫu hướng dẫn cụ thể, tuy nhiên dù là trường hợp nào thì điều lệ công ty cũng cần có những nội dung nhất định theo quy định Luật Doanh nghiệp 2014.
Mẫu điều lệ công ty cổ phần được ký bởi Các cổ đông tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần, trước khi nộp kèm theo hồ sơ thành lập công ty, các cổ đông sẽ ký nháy và phía cuối từng trang của điều lệ và ký vào trang cuối cùng phần có ghi thông tin cá nhân mình trên đó.
Xem thêm: Mẫu đơn bãi nại, giảm nhẹ hình phạt
Nội dung mẫu điều lệ công ty cổ phần gồm có:
Điều lệ công ty cổ phần không được trái với quy định của nhà nước
Nguyên tắc thứ hai khi soạn thảo Điều lệ Công ty phải theo nguyên tắc điều lệ là một hợp đồng nhiều bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận để quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên, tổ chức, quản lý, hoạt động của Công ty.
Trong điều lệ thành lập công ty cổ phần phải có một số nội dung quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014:
Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện( nếu có), ngành nghề kinh doanh
Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần;

Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các cổ đông sáng lập; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;
Cơ cấu tổ chức quản lý, quyền và nghĩa vụ của cổ đông công ty; người đại diện theo pháp luật;
Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; Thể thức sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ;
Các căn cứ xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và kiểm soát viên;
Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; Các trường hợp cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần.
Ví dụ Tham khảo mẫu điều lệ công ty cổ phần Tại Đây
Cổ đông là gì? Các loại cổ đông trong công ty cổ phần
Cổ đông là gì?
Theo quy định tại khoản 3 điều 4 luật doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm cổ đông như sau:
Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Các thành viên góp vốn vào công ty được gọi là cổ đông. Căn cứ theo luật doanh nghiệp năm 2020, cổ đông trong công ty sẽ bao gồm cổ đông phổ thông cổ đông sáng lập và cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi. Quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi loại cổ đông khác nhau, tùy thuộc vào loại cổ phần mà họ nắm giữ.
Các loại cổ đông trong công ty cổ phần
Luật doanh nghiệp 2020 hiện nay có thể phân loại cổ đông thành 3 loại đối tượng như sau:
Cổ đông phổ thông:
Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông. Có thể thấy cổ đông sáng lập cũng chính là cổ đông phổ thông. Cổ đông phổ thông được tự do chuyển nhượng cổ phần trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 03 năm sau khi thành lập.
Cổ đông ưu đãi:

Đây là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi trong công ty như: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức. gồm 4 loại:
- Cổ đông ưu đãi biểu quyết;
- Cổ đông ưu đãi cổ tức;
- Cổ đông ưu đãi hoàn lại;
- Cổ đông ưu đãi khác theo Điều lệ công ty
Cổ đông sáng lập:
Cổ đông sáng lập bao gồm những cổ đông đầu tiên góp vốn thành lập công ty. Công ty cổ phần mới thành lập bắt buộc phải có cổ đông sáng lập, tuy nhiên công ty cổ phần thành lập do chuyển đổi có thể không có cổ đông sáng lập.
Cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập bị hạn chế quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Chỉ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác;
Phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông nếu chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập.
Cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Trả lời