Contents
Nhà thơ Xuân Diệu được nhận xét là nhà thơ “mới nhất trong những nhà thơ mới” bởi Xuân Diệu đã mang đến cho thơ ca dân tộc một cách nhìn mới,một bút pháp mới,một cảm xúc mới. Ông còn là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Điều đó được thể hiện thật tinh tế qua tác phẩm vội vàng(13 câu đầu của bài thơ) là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt.
Hãy cùng phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội Vàng để thấy rõ tình cảm nồng nàn và trẻ trung trong tâm hồn Ông Hoàng Thơ Ca tình yêu nhé!
Xem thêm: Bài văn phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
1. Dàn ý chi tiết phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu.
1.1. Mở bài:
*Giới thiệu đôi nét về tác giả Xuân Diệu và dẫn vào 13 câu đầu bài thơ Vội Vàng.
– Tác giả Xuân Diệu:
+Xuân Diệu (1916- 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.
+ Đặc điểm thơ Xuân Diệu: Xuân diệu được mệnh danh là Ông Hoàng Thơ Tình Việt Nam, là nhà thơ của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
-Tác phẩm Vội vàng:
+Xuất xứ: In trong tập Thơ thơ (1938) – tập thơ đầu tay và cũng là tập thơ khẳng định vị trí, tên tuổi của nhà thơ mới Xuân Diệu.
+Nội dung: “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống”(Nguyễn đăng Mạnh). Đặc điểm đó được thể hiện rõ ràng qua 13 câu đầu của bài thơ về một khát khao sống, yêu vẻ đẹp thiên nhiên ở mức độ mãnh liệt nhất.
1.2.Thân bài:
-13 câu đầu: thể hiện tình yêu khát khao, mãnh liệt đối với cuộc sống.
-4 câu thơ đầu thể hiện cái tôi cá nhân mong muốn được níu giữ những vẻ đẹp tinh khôi nhất, trong trẻo nhất của mùa xuân.
Tôi muốn tắt nắng đi .
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
+Tác giả mong muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để khát khao lưu giữ lại vẻ đẹp, tinh túy của đất trời, để nó đừng tàn phai mà bất biến.
+Sự xuất hiện của cái “tôi” ngông cuồng, ngạo nghễ muốn thách thức cả vũ trụ hòa quyện với cái tôi hồn nhiên, yêu đời thiết tha với những ước mơ không tưởng là điều khiển cả vũ trụ theo ý muốn riêng của mình.
-Bốn câu thơ cũng là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, căng tràn sức sống của mùa xuân:
+Xuân Diệu đã tìm thấy một thiên đường xuân vô cùng tươi đẹp trên mặt đất:
Của Ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si…
+Bằng sự cảm nhận bởi các giác quan tinh tế, nhạy cảm của một hồn thơ khát khao sống và yêu thiên nhiên cuồng nhiệt. Nhà thơ đã cảm nhận sự sống, sức sống của mùa xuân đang đâm chồi nảy lộc, bung tỏa hương sắc của đất trời.
+Sự ngất ngây, say đắm của hồn thơ yêu đời ấy biểu hiện trong nhịp thơ tuôn chảy ào ạt( này đây…., này đây…..)thể hiện sự hiện hữu dày đặc của sức sống xung quanh mình. Những hình ảnh là biểu trưng của vẻ đẹp rực rỡ sắc màu, biểu trưng của sức sống mùa xuân;

Hình ảnh đôi ong, bướm cùng mật ngọt, gam màu rực rỡ của muôn loài hoa kết hợp với cái màu xanh rì tươi mới của đồng nội cỏ, sự mềm mại uyển chuyển của “cành tơ phơ phất”; sự rộn rã, mê ly trong “khúc tình si” của các cặp yến anh=> Tạo nên một bản nhạc xuân với sức sống phồn thực, căng tràn.
“ánh sáng chớp hàng mi” khiến người đọc liên tưởng về cửa sổ tâm hồn của thi nhân đang cảm nhận nguồn ánh sáng tuyệt diệu, thứ ánh sáng mà mỗi buổi sáng khi mở cửa sẽ mang đến sự ấm áp, sưởi ấm trái tim yêu thương của con người.
+Sự thăng hoa trong cảm xúc của thi nhân về bức tranh tuổi trẻ , tình yêu lứa đôi:
Mỗi sự vật trong bức tranh mùa xuân yêu thương của Xuân Diệu đều có đôi có cặp: ong bướm đang quấn quýt cùng nhau tận hưởng “tuần tháng mật”, những hoa đang khoe sắc, tỏa hương để tô điểm và hòa quyện với cỏ cây đồng nội mang đến cảm giác tình yêu khoáng đạt, tràn đầy sức sống; lá thì gắn với “cành tơ phơ phất” thể hiện tình yêu mơn mởn, mềm mại và lả lướt, cặp yến anh tượng trưng cho mối tình chung thủy, son sắt đang ngân vang khúc nhạc đắm say của tình yêu.
Chính sức xuân, cảnh xuân đang căng tràn, phồn thực đã khiến các giác quan của thi nhân bất chợt thăng hoa, để viết nên một sự ví von, so sánh vô cùng độc đáo:Tháng giêng ngon như một cặp môi gần=>Cái đẹp của con người đã trở thành chuẩn mực cho cái đẹp của thiên nhiên- một phát hiện mới mẻ, tinh tế của hồn thơ Xuân Diệu.
Từ “ngon” là cảm nhận đầy si mê, tình tứ nhất của tác giả như muốn chiếm lĩnh lấy những tinh túy đẹp đẽ nhất làm của riêng mình.
=> Nhà thơ Xuân Diệu đã thể hiện quan niệm nhân sinh sâu sắc của mình về cái đẹp khác xa với thơ ca Trung đại. Đó là các thi nhân lấy thiên nhiên để làm chuẩn mực cho cái đẹp của con người thì đến với Xuân Diệu, một tâm hồn với cảm nhận rất chân thực về vẻ đẹp cuộc sống và tình yêu. Chốn “Thiên Đường trên mặt đất” ấy thì con người mới là chuẩn mực cho mọi cái đẹp đang tồn tại, hiện hữu, và thiên đường không phải là những chốn thiên thai xa xôi, mơ mộng nào đó, mà chính là nơi đây, chính mặt đất trần thế mới là mảnh đất diệu kì của tình yêu, của cái đẹp và của tuổi trẻ.
-Những câu thơ cũng chính là những dòng tâm trạng lưu luyến, tiếc nuối của hồn thơ Xuân Diệu đối với vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân.
Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
+Rõ ràng ngay cả trong lúc đang ở đỉnh cao của sự đắm say giao hòa cùng vạn vật thì đâu đó vẫn là cảm giác nuối tiếc về sự chảy trôi vô hình của thời gian( Tôi sung sướng. Nhưng lại vội vàng một nửa). Bởi hơn ai hết, bằng cảm quan tinh tế của mình, nhà thơ cảm nhận được sự chảy trôi không ngừng của thời gian, rồi sẽ khiến những vẻ đẹp này tàn phai theo năm tháng, và mang theo sự già nua đến với tâm hồn vốn đang thiết tha mãnh liệt với cuộc sống.
=>Hai câu thơ như một ô cửa khép mở tâm trạng vừa đắm say, hứng khởi, khát khao mãnh liệt muốn chiếm lĩnh và tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc sống và tình yêu . Đó cũng vừa là những dự cảm bất an, những băn trăn trở của nhà thơ về bước đi vô hình của thời gian sẽ lấy đi sự tinh khôi, trong trẻo của vẻ đẹp mà Ông hằng ao ước; lấy đi thanh xuân của một con người đang cháy bỏng về tình yêu.
1.3. Kết bài:
Khái quát lại nội dung 13 câu thơ đầu Vội vàng về khát khao yêu, khát khao níu giữ vẻ đẹp của hồn thơ Xuân Diệu và nêu cảm nhận của bản thân.
2. Bài văn phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội Vàng hay nhất.
Nói về tác giả Xuân Diệu, Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” đã từng nói: “Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến.Những câu văn đầy xúc cảm và tài hoa của con người tự nguyện suốt một đời được lấy chính hồn tôi để hiểu hồn người, để được đi kiếm tìm những tâm hồn đồng điệu ấy đã hé mở trong ta nhiều điều về sự cách tân mới mẻ, táo bạo của nhà thơ Xuân Diệu trong hành trình sáng tạo”. Vâng,và cũng chính tâm hồn luôn khát khao yêu đời, đắm say mãnh liệt với tình yêu của tuổi trẻ ấy, những mong ước táo bạo được chiếm hữu lấy vẻ đẹp tạo hoa làm của riêng mình đã được gửi gắm thật chân thành qua bài thơ Vội Vàng in trong tập thơ đầu tay “Thơ Thơ” của chính tác giả. Hãy cùng đến với 13 câu đầu của bài thơ để thấy rõ hơn về những mong muốn tưởng chừng như “không tưởng” của cái tôi trữ tình nhà thơ.
Bài thơ Vội Vàng được rút ra từ tập Thơ Thơ(1938) là tập thơ đầu tay của Ông Hoàng thơ Tình Xuân Diệu- tập thơ đã làm nên tên tuổi, khẳng định vị trí là một nhà thơ lớn của làng thơ ca Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám.
Bài thơ là tiếng lòng của một con người với tâm hồn phơi phới tuổi trẻ, căng tràn sức sống của thanh xuân tươi đẹp với khát khao cháy bỏng mong được chiếm lĩnh, tận hưởng trọn vẹn những vẻ đẹp tinh túy của đất trời. Điều đó được thể hiện thật chân thật, rõ ràng qua 13 câu thơ đầu của bài thơ.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Bốn câu thơ đầu bài thơ đã gợi mở cho người đọc về một cái tôi trữ tình đắm say với ước muốn được níu giữ những vẻ đẹp tinh khôi nhất, trong trẻo nhất của cảnh sắc mùa xuân. Xuân diệu mong muốn được “tắt nắng”, “buộc gió” để có thể lưu giữ lại mãi mãi, bất tử hóa vẻ đẹp tươi sáng của cảnh sắc và hương thơm của thiên nhiên mùa xuân. Điệp từ “tôi muốn” được lặp lại càng thể hiện cái tôi muốn làm chủ để chiếm lĩnh lấy vẻ đẹp của không gian, cái tôi ấy thật ngạo nghễ muốn thách thức cả vũ trụ để cùng hòa quyện với cái tôi hồn nhiên, yêu đời thiết tha.
Đó còn là một bức tranh thiên nhiên thật tươi đẹp, căng tràn sức sống của mùa xuân. Bằng sự cảm nhận tinh tế của các giác quan nhạy bén, Xuân Diệu đã nhận thấy một thiên đường cảnh vật đang hiện hữu trên chính mặt đất này:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si….
Trong cảm quan của Xuân Diệu, sự sống, sức sống của mùa xuân đang đâm chồi nảy lộc ngay cả dưới chân mình, tất cả như đang trỗi dậy mãnh liệt để cùng hòa quyện và bung tỏa sắc hương tô điểm cho mùa xuân của đất trời.

Sự cuồng nhiệt, đắm say ấy của chủ thể trữ tình được thể hiện không những từ nhịp thở gấp gáp, tuôn chảy ào ạt( này đây…này đây…) mà còn bằng những hình ảnh của sự sống, bằng tình yêu gắn bó của cặp đôi bướm ong hay khúc ca tình si của cặp yến anh quấn quýt không rời. Phải nói rằng trong bức tranh thiên nhiên đầy khoáng đạt của nhà thơ, đâu đâu ta cũng bắt gặp những hình ảnh thật đẹp, giàu cảm xúc trữ tình. Đó là hình ảnh của đôi ong bướm đang bay lượn trên những bông hoa để hút những giọt mật mật ngọt ngào nhất; đó là gam màu tươi sáng của những bông hoa khoe sắc với màu xanh rì tươi mới của đồng nội cỏ, hay sự mềm mại uyển chuyển của “cành tơ phơ phất” tràn đầy sức sống mơn mởn; cũng là sự rộn rã, mê ly trong “khúc nhạc tình si” của cặp đôi yến anh quấn quýt bên nhau.Tất cả như đang hòa chung vào không khí tươi vui, rộn rã vào sức sống trào dâng của thiên nhiên mùa xuân.
“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mối buổi sáng thần vui hằng gõ cửa”
Cụm từ “ánh sáng chớp hàng mi” khiến người đọc liên tưởng đến đôi mắt đẹp long lanh của người thiếu nữ đang ở độ tuổi xuân thì hay cũng chính là cửa sổ tâm hồn phong phú của nhà thơ đang tận hưởng thứ ánh sáng tươi đẹp của mùa xuân. Nguồn ánh sáng tinh khôi, trong trẻo vào mỗi sớm mai khiến cho tâm hồn con người như được gột rửa tươi mới hơn, mang niềm vui và sưởi ấm trái tim yêu thương của người thiếu nữ.
Cảm xúc thăng hoa của nhà thơ về bức tranh tuổi trẻ và tình yêu của những cặp đôi đang yêu thật đẹp biết mấy. Trong những bức tranh mùa xuân của Xuân Diệu, vạn vật đều có đôi: ong, bướm, quấn quýt bên nhau để tận hưởng “tuần trăng mật”, với hoa nở rộ, tỏa hương thơm ngát, cỏ xanh mướt. Cây cỏ đồng nội mang đến cảm giác thân thương và tràn đầy sức sống, lá kết thành “cành tơ” tượng trưng cho tình yêu dịu dàng, mềm mại, trong sáng: yêu và quý. Chính sức xuân tràn trề, căng tràn sức sống làm cho giác quan của nhà thơ thăng hoa tức thì, viết nên một cách ví von, so sánh rất độc đáo: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần => cái đẹp của người thiếu nữ đã trở thành chuẩn mực của vẻ đẹp thiên nhiên-ý nghĩa sâu xa trong thơ ca của Xuân Diệu. Một khám phá mới và tinh tế về tâm hồn. Từ “ngon” là tình cảm tâm huyết nhất của tác giả, như muốn lấy những gì đẹp đẽ nhất của tinh hoa đất trời làm của mình, muốn cắn vào nó, yêu lấy nó và hòa quyện với nó để đạt đến đỉnh cao nhất của lòng ham muốn chiếm lĩnh nơi tránh tim khao khát Xuân Diệu.
Qua đó, chúng ta thấy một Xuân Diệu đã thể hiện quan niệm sâu sắc về cái đẹp của mình khác với trong thơ ca Trung đại. Bởi trong thơ ca Trung Đại các nhà thơ thường lấy thiên nhiên làm mẫu mực cho vẻ đẹp con người để rồi đến Xuân Diệu, một tâm hồn cảm nhận rất thực về vẻ đẹp của cuộc sống và tình yêu, mang cái tôi mới mẻ, độc đáo nhưng rất đỗi thú vị về cái đẹp. Trong “thiên đường nơi hạ giới” này, con người là hình mẫu của tất cả vẻ đẹp đang tồn tại và đang sinh sôi, và mảnh đất kì diệu ấy không phải là một thiên đàng xa xôi, mộng mơ nào đó, mà chính nơi này, trái đất này là một vùng đất kỳ diệu của tình yêu, vẻ đẹp và tuổi trẻ.
Đang trào dâng, thăng hoa ở đỉnh điểm cao nhất của vẻ đẹp cuộc sống, hồn thơ dạt dào ấy bỗng chốc bị ngắc ngứ chậm lại một nhịp bởi giác quan tinh tế của Ông đã nhận thấy sự bất an, nuối tiếc:
Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Tất nhiên, ngay cả khi đang ở đỉnh cao của sự say mê hòa hợp với vạn vật, chủ thể trữ tình vẫn cảm thấy tiếc nuối về thời gian vô hình trôi qua (tôi thấy vui, nhưng hơi vội vàng). Bởi hơn ai hết, nhờ giác quan tinh tế của mình, nhà thơ đã cảm nhận được dòng chảy không ngừng của thời gian sẽ khiến những vẻ đẹp ấy mai một theo năm tháng, những tâm hồn đang say đắm cuộc đời rồi sẽ dần héo hon bởi tuổi già đang tới ngày một gần hơn.
Hai câu thơ được xem là bản lề khép mở tâm trạng say mê, rạo rực và khát vọng chiếm lĩnh, tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc sống và tình yêu. Đó còn là nỗi niềm bâng khuâng, trăn trở của nhà thơ trước bước chân vô hình của thời gian sẽ lấy đi vẻ đẹp thuần khiết, tươi sáng mà ông hằng mong ước; lấy thanh xuân của một người cháy hết mình với tình yêu.
Nhờ những nét vẽ vô cùng sinh động và độc đáo, Xuân Diệu đã tái hiện lại một khung cảnh thiên nhiên mùa xuân vô cùng lãng mạn, một thiên đường huy hoàng trên mặt đất. Trong con mắt tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ, cuộc đời thật đẹp đẽ, đáng sống nhưng cũng thật ngắn ngủi phải sống vội vàng để tận hưởng hết những niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời. Theo lẽ đó, tác giả đã thể hiện và gửi gắm tư tưởng sống lạc quan cho tuổi trẻ đó là cần sống và đam mê cống hiến hết mình cho cho mùa xuân, cho tình yêu và cho tuổi trẻ.
Trả lời