Contents
Vấn đề việc làm sau khi ra trường là điều trăn trở nỗi băn khoăn của các bậc phụ huynh đến các bậc sĩ tử khi đứng trước lựa chọn ngành nghề phù hợp cho riêng mình. Nắm bắt được nhu cầu này, đối với những bạn có niềm đam mê về công nghệ hay đam mê về hệ thống thông tin quản lý chắc chắn không thể bỏ qua được bài viết này. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu và trả lời câu hỏi “Hệ thống thông tin là gì? ”
Tìm hiểu khái quát về hệ thống thông tin

Khái niệm hệ thống thông tin
Trước đây khi công nghệ thông tin là cáu tên đang còn xa lạ chưa phát triển, thông tin chủ yếu được thu nhập và lưu trữ thủ công bằng các văn bản, công cụ giấy bút, lưu trữ hồ sơ. Ngày nay,với sự phát triển của công nghệ dẫn đến hệ thống thông tin được lưu trữ hiện đại trên máy tính bằng phần cứng hoặc phần mềm rất tiện sử dụng
Vậy hệ thống thông tin là gì? Hệ thống thông tin (Information Systems – IS) là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ liên quan với nhau. Chúng được sử dụng để thu thập, xử lý và lưu trữ, phân phối dữ liệu và thông tin nhằm đạt được một mục tiêu nhất định
Xem thêm: Tham khảo những nghề nghiệp hái ra tiền triệu mỗi ngày 2022
Ví dụ về hệ thống thông tin
Về khái niệm hệ thống thông tin có vẻ mơ hồ, nhưng thực tế thì bạn đã rất nhiều lần được nhìn thấy và từng sử dụng nó. Tất cả các hệ thống bao gồm: hệ thống kế toán, máy chấm công, máy POS, ERP, hệ thống quản lý nhân sự và tiền lương, hệ thống báo cáo, hệ thống dashboard để theo dõi tình hình kinh doanh hay hệ thống xử lý đơn hàng… toàn bộ đó đều có thể gọi chung là hệ thống thông tin
Ngành Hệ thống thông tin là gì? Học gì?

Ngành hệ thống thông tin đào tạo các cử nhân thông tin nắm bắt được các kiến thức chuyên ngành về công nghệ, hệ thống thông tin như cấu trúc dữ liệu hay ngôn ngữ lập trình,…để có khả năng xây dựng cũng như thiết kế và quản lý hệ thống thông tin trong một tổ chức, doanh nghiệp
Cụ thể, khi trở thành sinh viên ngành hệ thống thông tin, bạn sẽ được:
- Học cách làm ra, vận hành, triển khai, bảo trì và bảo dưỡng các hệ thống thông tin
- Học cách thiết kế, các dạng sơ đồ của vẽ ra quy trình và cách chạy của hệ thống
- Học về cơ sở dữ liệu – trái tim của mọi hệ thống thông tin
- Học cách giao tiếp, thuyết phục và nói chuyện với người sử dụng hệ thống để phát triển một hệ thống đáp ứng được nhu cầu của họ
- Học cách quản lý dự án để hoàn thành dealine
- Học cách lập trình ra các phần mềm, có thể sẽ được học thêm cả về phần cứng
Ngành hệ thống thông tin học ở trường nào ?

Ngành hệ thống thông tin được đào tạo ở khá nhiều trường. Dưới đây là tổng hợp những trường có chất lượng đào tạo tốt mà bạn nên biết
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Kinh tế – Luật
- Đại học viện bưu chính viễn thông
- Đại học Thương mại
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- …
Cùng với sự phát triển hệ thống thông tin hiện đại nên nhu cầu học và cơ hội việc làm của ngành cao hơn, điểm chuẩn của ngành hệ thống thông tin trong những năm gần đây khá cao. Điểm chuẩn phổ biến trong khoảng từ 20 – 25 điểm, xét theo điểm thi THPT Quốc gia. Ngành học này thường xét tuyển bằng các khối thi A, A1, D1, D7
Học ngành hệ thống ra trường làm những công việc gì ?
Thông tin sau đây sẽ giúp các bạn học sinh và các bậc phụ huynh hiểu thêm về cơ hội việc làm của ngành Hệ thống thông tin. Dưới đây là một số công việc làm mà sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin có thể đảm nhiệm:
Business Analyst (BA)
BA có nhiệm vụ nói chuyện với người dùng hệ thống để qua đó hiểu rõ về nhu cầu của họ. Từ những thông tin thu thập được, BA sẽ viết thành tài liệu gửi cho đội ngũ lập trình viên. Và sau đó đội ngũ lập trình viên sẽ phải xây dựng phần mềm theo thiết kế mà bạn đã đưa ra.
Với 1 – 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực BA, mức lương bạn có thể kiếm ra dao động trong khoảng 10 – 24 triệu đồng/ tháng
Data Engineer

Data Engineer là người xây dựng, kiểm tra và duy trì kiến trúc tổng hợp, lưu trữ và xuất dữ liệu từ những app và system được tạo ra bởi Kỹ sư phần mềm
Ngoài ra, bạn cũng có thể theo đuổi ngành Data Science nếu muốn đi theo hướng phân tích sâu và tạo ra các mô hình dự báo…
Mức lương vừa ra trường mà bạn có thể nhận được có thể dao động khoảng 12- 15 triệu/ tháng
Kỹ sư quản lý hệ thống
Kỹ sư quản lý hệ thống thông tin là vị trí công việc cần thiết tại các doanh nghiệp hay công ty nào đó. Chịu trách nhiệm quản trị mạng, thiết kế phần mềm, vận hành và giám sát hệ thống thông tin mạng; bảo vệ và bảo mật thông tin dữ liệu cho công ty,… Mức lương cho kỹ sư quản lý hệ thống dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng
Nhân viên kinh doanh phần mềm
Hiểu biết về hệ thống thông tin kết hợp cùng rèn luyện khả năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng, bạn có thể trở thành nhân viên kinh doanh với mức thu nhập hấp dẫn dựa trên doanh thu mang về cho công ty. Mức lương của nhân viên kinh doanh phần mềm ở mức khoảng từ 10 – 30 triệu đồng/tháng
Giảng viên ngành công nghệ thông tin

Ngoài các công việc thiên về kỹ thuật hay kinh doanh thì cử nhân hệ thống thông tin có thể lựa chọn trở thành giảng viên đào tạo các phân môn liên quan đến ngành Hệ thống thông tin quản lý trong các cơ sở đào tạo như trung cấp, cao đẳng, đại học như phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, kiến trúc máy tính,…
Xem thêm: Bí quyết duy trì ngọn lửa đam mê trong công việc
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về khái niệm “hệ thống thông tin là gì?” cũng như định hướng và cơ hội việc làm nếu lựa chọn ngành học này. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp ích với bạn và các bậc phụ huynh trong quá trình chọn ngành phù hợp với bản thân
Trả lời