Contents
Thay đổi tinh thần, tâm lý dẫn đến những giảm sút về sức khỏe khi bước vào tuổi trung niên là điều mà ai cũng phải trải qua. Ai cũng lo lắng “ Vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên” này như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu bản thân mình hơn và từ đó có cách vượt qua dễ dàng.
Xem thêm: Trắc nghiệm DISC là gì?
Khủng hoảng tuổi trung niên được hiểu thế nào?
Khủng hoảng tuổi trung niên được đưa ra vào năm 1957 ở London bởi Elliot Jaques, một nhà phân tích tâm lý người Canada, để nói về một giai đoạn chuyển từ người trẻ sang người có tuổi.
Khi bước sang tuổi 50, con người chúng ta thường hay bị ám ảnh bởi nhiều nỗi lo, trải dài từ vóc dáng, sức khỏe cho đến nỗi sợ hãi bị bỏ rơi trong chính gia đình mình. Và kể những thay đổi về tâm sinh lý cũng tác động mạnh mẽ đến hành vi của chúng ta.

Những mối lo và bất an đó kéo dài sẽ tạo ra những cuộc “ khủng hoảng tuổi 50” hay còn gọi“ khủng hoảng tuổi trung niên” mà nếu không có cách đối mặt thích hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chính bản thân cũng như gia đình.
Hiểu một cách đơn giản, khủng hoảng tuổi trung niên là một cơn “địa chấn” khác đánh dấu “bước ngoặt” phát triển trong cuộc đời chúng ta, cũng giống như các cơn khủng hoảng xảy ra khi ta bước sang các độ tuổi mẫu giáo, tuổi dậy thì…
Dấu hiệu của khủng hoảng tuổi trung niên
Khủng hoảng về sức khỏe
Khi tuổi tác càng tăng lên thì chúng ta càng quan tâm đến sức khỏe, trong đó có cả những rủi ro về bệnh tật. Chúng ta ai cũng hiểu rằng không ai là có thể sống mãi mãi, mà hỏi có thể an ủi bản thân bằng cách sống tốt mỗi ngày.

Luôn thấy cơ thể mệt mỏi, cảm giác sức khỏe yếu dần đó là dấu hiệu cơ bản về sức khỏe cho thấy bạn đang bị khủng hoảng tuổi trung niên. Ngoài ra có những triệu chứng rõ rệt liên quan đến sức khỏe tuổi 50 như nhức mỏi tay chân, đau nhức toàn cơ thể, đau đầu có thể dùng thuốc cũng không hiệu quả. Đó cũng là những dấu hiệu dễ nhận biết.
Đem bản thân mình so sánh với người khác
Khi bước vào độ tuổi trung niên, mọi người thường đem sự nghiệp, tài sản, gia đình, con cái…làm tiêu chí đo đường. Tự đem bản thân mình ra so sánh với người khác rồi có những suy nghĩ tiêu cực thấy mình thua kém, thất bại…
Tự ti về sắc đẹp, tăng cân mất kiểm soát

Dấu hiệu này nổi bật ở phụ nữ tuổi trung niên. Các chị em luôn lo lắng về vấn đề sắc đẹp, da xấu, nám tàn nhan, nhiều nếp nhăn, vóc dáng thì mất cân đối vì cân nặng tăng lên. Và trăn trở về những phương án làm đẹp hay phải giảm cân. Nhưng cũng không ít chị em có dấu hiệu bỏ bê việc chăm sóc bản thân.
Không còn hứng thú với công việc
Không còn hứng thú với công việc, cũng như những sở thích như trước. ở tuổi này luôn có cảm giác buông xuôi mọi thứ từ công việc cho đến cuộc sống.
Nghĩ về cái chết hay rủi ro bệnh tật:

điều này dễ hiểu vì sống trong thời đại 4.0 như hiện nay thì có rất nhiều phương tiện nói về cuộc sống hàng ngày cũng như những rủi ro về tính mạng khó lường. Việc xem theo dõi các tin tức làm cho các bậc tuổi trung niên liên tưởng về số phận cuộc đời của mình, kiểu cận kề cái chết, hay suy nghĩ biết đâu mình lại bị này nọ… mà dẫn đến khủng hoảng.
Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng:
Có nhiều biểu hiện của khủng hoảng tuổi trung niên còn nguyên nhân gây ra khủng hoảng nằm ở hai nguyên nhân chính là do sa sút tinh thần và thay đổi thể chất.
Sa sút tinh thần
Ở độ tuổi trung niên phụ nữ chịu sức ép cao về chăm con cái, công việc gia đình, công việc ngoài xã hội. Nhiều chị em còn có mối lo giữ chồng. Còn với nhóm tuổi 50 thì lại thêm áp lực tuổi tác và cảm giác cô đơn, vô dụng trong gia đình mình khi con cái đã trưởng thành và không còn sống cùng. Những điều này làm cho những người phụ nữ cảm thấy stress, tinh thần sa sút.
Thay đổi thể chất
Thừa cân – hệ lụy của việc sinh nở bắt đầu xuất hiện với phụ nữ ở độ tuổi ngoài 35. Điều này gây ra không ít vấn đề xấu cho chị em như suy giảm ham muốn tình dục và triệu chứng kiệt sức. Nó cũng tác động ngược lại tinh thần, khiến chị em chán nản nhiều hơn, có nhiều suy nghĩ tiêu cực.
Vượt qua khủng hoảng như thế nào?
Hãy sống theo lối sống khoa học để đối mặt với khủng hoảng tuổi trung niên này
– Tạo thói quen uống nhiều nước, tăng cường tập thể dục thể thao với mục đích rèn luyện sức khỏe cũng như có thêm trò tiêu khiển, thêm bạn bè thêm mối quan hệ. Điều này giúp phấn chấn tinh thần và tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật
– Lập cho bản thân chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tích cực. Phải biết cân đối để tránh căng thẳng, stress.
– Ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ là các để bạn đảm bảo sức khỏe và tỉnh táo bắt đầu ngày mới. Không thức quá khuya, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và có thời gian nghỉ trưa.

– Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đúng cách để tăng cường sức khỏe mà không ảnh hướng đến cân nặng của bạn. Ở tuổi này cần cân đối 4 nhóm dinh dưỡng tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mỗi ngày cần bổ sung đủ chất xơ và nước.
– Hãy nghĩ về những mặt tích cực, xem xét những mong muốn phù hợp để có chi tiêu khoa học tránh khủng hoảng về tài chính.
– Khi bạn rơi vào khủng hoảng hay bắt đầu vào ngưỡng tuổi trung niên thì có thể tìm sự giúp từ các bác sĩ chuyên khoa để tháo gỡ vấn đề của mình.
– Sự quan tâm từ con cháu, gia đình là động lực tích cực giúp tinh thần thoải mái vui tươi, vì thế gia đình là thứ quan trọng nhất lúc này.
Giai đoạn tuổi trung niên với những thay đổi về thể chất và tinh thần ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, tích cực, khoa học để nhanh chóng vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên một cách dễ dàng.
Xem thêm: QA là gì? QC là gì?
Trả lời