Contents
Bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả
1.Tóm tắt đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi và hoàn cảnh tác bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43).
-Tác giả : Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương). Nguyễn Trãi may mắn khi được sinh thành trong một cái nôi là gia đình có truyền thống yêu nước và yêu văn hóa -văn học. Cũng chính vì điều đó đã nuôi dưỡng nên một ngòi bút văn học kiệt xuất cho thi ca Việt Nam.
– Hoàn cảnh tác bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43): bài thơ Cảnh ngày hè là bài thơ số 43 trong tổng số 61 bài thơ của mục Bảo kính cảnh giới (thuộc phần Vô đề của tập thơ Quốc âm thi tập do chính Ông sáng tác ).

Xem thêm: Đề thi toán lớp 2 học kì 2
2.Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi.
2.1. Xuất xứ của tác phẩm .
-Tập thơ Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi bao gồm 254 bài thơ , được chia làm 4 phần : Vô đề, , Môn thì lệnh (Thời tiết), Môn hoa mộc (Cây cỏ), Môn cầm thú (Thú vật).
– Bài Thơ Cảnh ngày hè được lấy ra từ tập thơ Quốc Âm Thi Tập thuộc phần Vô Đề .
2.2 Bố cục của bài thơ .
– Bài thơ được chia làm 2 phần:
+ Phần 1 6 câu thơ đầu : bức tranh tả cảnh của làng quê Việt Nam khi tiết trời vào hè.
+ Phần 2 2 câu cuối : nói lên tiếng lòng của nhà thơ , một nhà yêu nước mong muốn dân chúng khắp nơi được no đủ.
2.3. Tóm tắt về giá trị nội dung của tác phẩm.
-Bài thơ tái hiện bức tranh thiên nhiên ở làng quê Việt Nam khi tiết trời ngày hè.
– Bài thơ là tiếng nói tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước dạt dào đại thi hào Nguyễn Trãi .
2.4. Tóm tắt về giá trị nghệ thuật của bài thơ .
-Từ ngữ được tác giả sử dụng gần gũi, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm, biểu đạt.
– Hình ảnh thơ bình dị, gần gũi với người đọc.
– Những câu thơ lục ngôn được sử dụng nhuẫn nhuyễn đã tạo nên sự thay đổi âm điệu tạo nên hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của Nguyễn Trãi .
Xem thêm: Review là gì?
3. Dàn ý phân tích Cảnh ngày hè
3.1. Mở bài: giới thiệu về tác giả , tác phẩm
– Nguyễn Trãi (Ức Trai ) không những được biết đến là một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc ,hiếm có trong lịch sử mà còn là một đại thi hào kiệt xuất của văn học Việt Nam. Ông là một nhà văn chính luận mẫu mực, một nhà thơ trữ tình sâu sắc, minh chứng đó là những cống hiến to lớn cho sự nghiệp văn học Việt Nam .
+ Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi đã đưa nền văn học Việt Nam lên một tầm cao mới về văn chính luận và thơ trữ tình: Bình Ngô Đại Cáo,Quân trung từ mệnh tập, Lam Sơn thực lục, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập…
– Tác phẩm Cảnh ngày hè là bài thơ số 43 được rút ra trong chùm thơ Quốc Âm Thi Tập thuộc phần Vô Đề của Nguyễn Trãi. Bao trùm bài thơ là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của đất trời vào hè và tấm lòng luôn hướng về nhân dân mong ai ai cũng no đủ , ấm êm.
3.2. Thân bài.
Bài thơ cảnh ngày hè :
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Bài thơ gồm 2 phần ;
*Phần thứ nhất 6 câu thơ đầu :
-Thể hiện thật sống động bức tranh thiên nhiên khi đất trời vào hè . Đó là những loài cây quen thuộc với làng quê Việt Nam :
+ Cây hòe màu xanh lục tràn trề sức sống đang “đùn đùn ” tán lá to và rộng xòa bóng mát xuống mặt sân nhà.
+Cây thạch lựu bên hiên nhà thì đang tuôn trào nhựa sống bên trong bằng cách “phun sắc đỏ”.
+Cây hồng liên trì (hoa sen màu hồng) đang tỏa ngát hương thơm dưới hồ khiến lòng người xốn xang .
=>Qua những hình ảnh thơ vô cùng sống động, chân thực với những sự vật được nhân cách hóa qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Trãi như đang bung tỏa sức sống , mùi hương đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp vô cùng.
-Tác giả đã sử dụng rất hay các động từ: “rợp, phun, tiễn” đối với các loài cây trong vườn nhà để cho ta thấy cảnh vật ngày hè đang sinh sôi nảy nở.
– Sự kết hợp các từ láy: “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi” càng tô điểm thêm cho bức tranh cuộc sống ở làng thật vào hè thật sôi động , náo nhiệt.
– Thi nhân đã sử dụng biện pháp đảo ngữ: “lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve” nhằm nhấn mạnh vào sự sống , sức sống ấm no ,hạnh phúc nhưng cũng rất yên bình của một vùng quê .
– Bức tranh làng quê đã được nhà thơ cảm nhận bằng đôi mắt tinh tế của mình khi nhìn thấy cây hòe màu xanh lục, thạch lựu phun trào thức đỏ, cây hoa sen màu hồng, những chú ve sầu và những người dân làng chài.
– Tác giả còn vận dụng thính giác của mình để cảm nhận những âm thanh quen thuộc của làng quê : đó là tiếng ve râm ran , là âm thanh những người dân làng chài khi mới vớt đầy mẻ lưới.
=> Nguyễn Trãi là một con người với lòng yêu thiên nhiên , con người tha thiết. Ông luôn mơ ước nơi nơi yên bình , dân chúng được ấm no, hạnh phúc.
3.3. Kết bài.
-Tổng kết , đánh giá về nội dung bài thơ .
-Ca ngợi tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên , đất nước và con người.
Xem thêm: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
4 Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi .
Nhà thơ Nguyễn Trãi (Ức Trai ) sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa- văn học, chính vì điều đó đã nuôi dưỡng dòng máu văn chương trong con người Ông .Với nghệ thuật thơ văn đạt đến độ tinh luyện và vẻ đẹp thẩm mỹ cao ,Ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm lớn,đặc sắc trong số đó không thể không kể đến tập thơ Quốc Âm Thi Tập . Đặc biệt hơn đó là bài thơ Cảnh ngày hè được trích từ phần Vô Đề của tập thơ này. Bao trùm lên bài thơ đó là Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp , tràn đầy sức sống của làng quê Việt Nam xưa.
Dù đã hơn 6 thế kỷ trôi qua kể từ khi bài thơ được ra đời , nhưng sức nóng và tiếng vang của Cảnh ngày hè là chưa bao giờ nguôi ngoai .Có thể thấy được rằng không phải tác phẩm nào cũng đạt được điều đó và không phải nhà thơ nào cũng khiến cho tác phẩm của mình vượt qua được rào cản thời gian để chạm đến trái tim của biết bao thế hệ như vậy . Chỉ có thể là một ngòi bút tài hoa với tâm hồn cháy bỏng lòng yêu thiên nhiên đất nước , con người . Một tâm hồn với khả năng sáng tạo tuyệt vời , sâu sắc , vận dụng linh hoạt các giác quan để đắm mình vào thiên nhiên, nhận ra sức sống của vạn vật , kiếp nhân sinh.
“Thi trung hữu họa” – đó là ngôn từ giúp người đọc cảm nhận về bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp trong tác phẩm “Cảnh ngày hè ” . Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp , tràn đầy sức sống của cảnh vật khi vào hè.
Hai câu đề của bài thơ là những nét phác họa đầu tiên cho bức tranh thiên nhiên vào hè , cái không khí của mùa dường như đã được tác giả đưa đến với người đọc:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”
Ngay từ những nét bút đầu tiên đã mở ra cho chúng ta một không gian của cảnh sắc thiên nhiên mùa hè nắng nóng với sự hiện lên cảnh đi hóng mát của đại thi hào Nguyễn Trãi. Câu thơ đầu tiên :
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Thật sự hiếm hoi khi ngày thường mà vị thi hào của chúng ta lại rảnh rỗi như vậy ,có lẽ đây là thời gian Ông xin cáo quan về quê ở ẩn . Nguyễn trãi thật sâu khi sử dụng cụm từ “ngày trường ’ đã chứng tỏ sự tinh tế trong việc cảm nhận thời gian của Ông ,đó là mùa hè thì ngày dài , đêm ngắn. Câu thơ hiện lên một con người bình thường với tâm thế ung dung , thảnh thơi khi không vướng bận chuyện thế sự xung quanh nhưng có hẳn là như vậy không ? Hãy cùng phân tích những câu thơ tiếp theo để thấy rõ hơn điều này .
Một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động , tươi đẹp đã hiện ra trong câu thơ 2,3,4 của bài thơ .
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Tác giả đã linh hoạt sử dụng thể thơ sáu chữ kết hợp với những từ láy , biện pháp tu từ nhân hóa cùng những từ ngữ gợi hình để tô điểm cho bức tranh thiên nhiên mùa hè sáng bừng sức sống.
Nếu để ý tinh tế một chút , chúng ta sẽ nhận ra được sự miêu tả cảnh vật của nhà thơ thay đổi theo trật tự thời gian từ cao xuống thấp. Đó là cây hòe trên cao với hành động “đùn đùn “’ tán lá vươn cao, che mát xuống sân nhà . Là hình ảnh cây lựu đang phun trào thức đỏ , không phải chỉ thưa thớt , nhẹ nhàng ra hoa mà là “phun trào “”hoa trên cành , thật sự căng tràn nhựa sống . Tô điểm thêm đó là cây hoa sen hồng đang tỏa ngát mùi hương dưới hồ , không mạnh mẽ , căng tràn mãnh liệt như cây lựu hay cây hòe mà chính hương sen cũng làm say đắm hương lòng của thi nhân . Ở bất kì khoảng không gian nào trong bức tranh thiên nhiên của nhà thơ cũng có lựu hiện diện của sức sống đang căng tràn , sinh sôi khiến người đọc cảm nhận thật rõ ràng , như đang hiện hữu ngay trước mắt.
Hòa chung vào bức tranh thiên nhiên rực rỡ là đời sông rộn rã của người dân nơi làng quê. Theo đó, bức tranh ngày hè tràn đầy sự sống vốn đã đầy đủ gam màu tươi sáng thì giờ lại tràn ngập cả âm thanh:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Theo dân gian , chợ là một hình ảnh vô cùng chân thực phản ánh cuộc sống của người dân nơi làng quê và đã được rất nhiều nhà thơ đưa vào các tác phẩm của mình.
Chỉ cần nhìn vào khung cảnh chợ thì cũng có thể thấy được âm vang của đời sống xung quanh. Âm thanh “lao xao” của chợ cá làng ngư phủ văng vẳng đến tai của thi nhân đã nói lên về vẻ sầm uất , nhộn nhịp của cuộc đời xung quanh. Hình ảnh lầu tịch dương hiện ra với bóng tối bao phủ , yên tĩnh và trầm mặc .Đó là không khí quạnh hiu cô tịch khi không có người lui tới vào lúc tối trời.
Nhưng chính những tiếng nhạc ve đã xua tan đi không khí u buồn đó. Tiếng ve vang lên thật rộn rã tạo nên một bản nhạc vui tươi làm cho không gian cũng trở nên náo nhiệt. Phải là một tâm hồn phóng khoáng , một tâm hồn đồng điệu với thiên nhiên thì mới có thể cảm nhận được những âm thanh tinh tế như thế. Tác giả đã miêu tả không gian từ làng ngư phủ xa xa của những người dân nghèo, đến lầu son gác tía của người tầng lớp trên nhưng không hề u buồn mà hiện ra ở đâu cũng rộn rã vui tươi. Thật sự phải là một tâm hồn sâu sắc , nét bút tài hoa mới cảm nhận được sự vật chuyển động tinh tế đến vậy. Đúng là không chỉ “hồn ta là một vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim “’, mà hồn ta còn yêu đời , yêu thiên nhiên tha thiết :
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Một tâm hồn luôn đau đáu hướng về đất nước , lo lắng về sự no đủ của tất cả mọi người.Nhưng vì sống trong thời loạn lạc , có những khát vọng mà một thân phận nhỏ bé như nhà thơ khó có thể thay đổi được . Chính vì vậy mà trong cái thế giới thơ ca , thế giới của những tiếng lòng , những khát vọng riêng tư nhất, Nguyễn Trãi đã bộc lộ khát khao lớn ngang tầm với những bậc đế vương đứng đầu Thiên hạ. Thi nhân mong muốn được cầm cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc đàn Nam phong cầu mong cho dân chúng nơi nơi được thái bình , sung túc. Đây cũng là khát khao sâu kín và cháy bỏng trong lòng suốt đời của vị đại anh hùng Nguyễn Trãi. Cũng chính vì khát khao , lý tưởng đó mà ông đã phải trả giá bằng cả sinh mạng và ba đời dòng tộc của mình.
Qua ngòi bút tinh xảo của nhà thơ ta không chỉ thấy hiện lên trước mắt ta là một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, căng tràn nhựa sống của mùa hè ở làng quê nghèo Việt Nam xưa mà còn ẩn chứa ở đó là tâm hồn một vị anh hùng dân tộc , một nhà yêu nước dạt dào , luôn khát khao cháy bỏng sự yên bình , phồn thịnh cho dân chúng khắp mọi nơi.
Trả lời