Contents
Mỗi khi nói đến nhà thơ trữ tình Hàn Mặc Tử , không ai trong chúng ta có thể kìm nén xúc động khi gợi nhớ về một con người tài năng , luôn mơ ước và cháy hết mình với tình yêu nhưng lại có số phận hẩm hiu , dường như đối với Ông chưa bao giờ là được Yêu một cách trọn vẹn . Điều đó càng được minh chứng rõ nét qua bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ , một tiếng lòng của Người thi sĩ trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.

Xem thêm: Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Hè của Đại Thi Hào Nguyễn Trãi
1 Sơ lược đôi nét về nhà thơ Hàn Mặc Tử và tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ.
1.1 Đôi nét về cuộc đời của tác giả Hàn Mặc Tử.
*Cuộc đời của tác giả Hàn Mặc Tử :
– Nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí,sinh ra ở Đồng Hới,Quảng Bình.
– Hàn Mặc Tử sớm mất cha sau đó Ông chuyển về sống với mẹ tại Quy Nhơn.
– Năm 21 tuổi ông vào Sài Gòn lập nghiệp làm công chức .
– Sau đó không bao lâu Ông mắc bệnh phong và mất.
1.2. Đôi nét về sự nghiệp văn học của Hàn Mặc tử :
–Các tác phẩm tiêu biểu:
“Gái quê”, “Thơ điên”, “Xuân như ý”, “Duyên kỳ ngộ”, “Quần tiên hội”,…
-Phong cách sáng tác:
+ Màn Mặc Tử là cây bút nổi tiếng của phong trào thơ Mới từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực..Với tâm hồn thơ thi sĩ phong phú của mình ông đã sáng tạo nên những vần thơ tuyệt diệu, không những gợi cho con người niềm thương cảm sâu sắc mà còn dẫn dắt ta tới những cảm xúc thẩm mĩ kì thú, mới lạ .
2 Tác Phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ .
2.1. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của Đây Thôn Vĩ Dạ.
-Xuất Xứ :
Đây Thôn Vĩ dạ là bài thơ nằm trong tập “Thơ điên” sáng tác năm 1938 của Hàn Mặc Tử . Tác phẩm được lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với bà Hoàng Thị Kim Cúc.
-.Nội dung bài thơ:
Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống thiết tha , là nỗi niềm buồn tủi với niềm dự cảm luôn lo âu của Người , luôn khát khao về tình yêu và hạnh phúc.
2.2 Bố cục của bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ
Bố cục của bài thơ:
+Phần 1: Miêu tả về bức tranh thôn Vĩ dạ tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
+ Phần 2: Nói về nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ khi luôn mơ ước được hạnh phúc với người con gái ông hằng nhớ thương.
Xem thêm: Đề thi toán lớp 2 học kì 2 năm học 2020-2021
3 Phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Để nói về cảm nhận khi đọc thơ Hàn Mặc Tử chắc hẳn chúng ta sẽ hoài tưởng về tâm hồn một chàng thi sĩ đáng yêu và luôn sống hết mình với đủ mọi cung bậc cảm xúc trong tình yêu : xót xa và sung sướng hạnh phúc . Trong Đây Thôn Vĩ Dạ là một minh chứng rõ nét cho một tình yêu thấm đẫm nước mắt của chàng thi sĩ họ Hàn, khát khao có , mơ ước có và thất vọng cũng có! Tình yêu đơn phương có khiến chàng trai ấy vượt qua số phận khi mắc căn bệnh Phong hay không ? Hãy cùng nhau phân tích tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ để thấy rõ nhé !
Bài thơ Đây Thôn vĩ dạ là một trong những tác phẩm hay nhất Của Hàn Mặc Tử trong chuỗi các bài thơ viết về tình yêu . Nổi bật lên trong tác phẩm thơ đó là một tiếng lòng đượm buồn nhưng đầy nhớ nhung , khao khát của một chàng trai luôn khát khao về tình yêu trọn vẹn với người mình yêu .
Sao Anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Mở đầu bài thơ là câu hỏi dỗi hờn của Người con gái đối với chàng trai của mình . Sao Anh không về chơi thôn Vĩ ? Câu hỏi này như là một câu hỏi của những cặp đôi yêu nhau nhưng đã lâu không được gặp nhau nên cô gái mới nũng nịu như vậy . Đặt trong hoàn cảnh của thi sĩ họ Hàn thì đó như là Ông đang nói về chính bản thân mình vậy ,ở đó có sự tiếc nuối , sự mong mỏi được một lần về thăm chốn cũ , người xưa .
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Hóa ra cũng vì chàng trai ấy tương tư nhớ Người con gái ở làng quê thôn Vĩ nên qua lăng kính đó bức tranh thiên nhiên nơi đây cũng hiện lên thật thơ mộng , căng tràn sức sống . Tác giả đã miêu tả cảnh làng quê thôn Vĩ thật đẹp , căng tràn sự sống và lung linh huyền ảo khiến chúng ta như đang lạc vào chốn tiên cảnh.
Không phải là ánh nắng buổi trưa hay buổi tối mà là “nắng mới lên ”, đó là thứ ánh nắng ban mai tươi đẹp nhất , tinh khôi và trong trẻo nhất , nó có sức mạnh thanh lọc tâm hồn con người . Nhìn những cây cau thẳng tắp vươn mình đón ánh nắng ban mai trông thật đẹp , căng tràn nhựa sống và tất cả đều đang đón sức sống tươi sáng của ngày mới.
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” , câu thơ ngắt nhịp 4/3 khiến chúng ta cảm nhận rõ nét hơn về sức sống của thiên nhiên,cảnh vật . Hàn Mặc Tử sử dụng các từ ngữ đạt ở độ cao nhất “mướt quá”, “xanh như ngọc ” khiến người đọc cảm nhận hiện ra trước mắt là một khu vườn xanh tốt và căng tràn sự sống . Từ mướt được dùng thật chính xác để miêu tả hình ảnh những giọt sương đêm còn đọng trên những ngọn cỏ , bông hoa vào đêm tối qua khi khúc xạ dưới ánh nắng mặt trời trở nên long lanh như những viên ngọc vậy . Màu xanh còn là màu của sự sống , hy vọng mà chắc chắn rằng chỉ có thể là một người có tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết mới có cảm quang về cảnh vật đang sinh sôi , mơn mở đến vậy.
Yêu thiên nhiên, cảnh vật Thôn Vĩ đến vậy nên chàng thi sĩ đã mượn cả hình ảnh lá trúc để miêu tả về người con gái Ông yêu thương . Đến đây không dừng lại ở việc miêu tả riêng cảnh vật nữa , Ông đã khéo léo gợi ra hình ảnh ai đó có khuôn mặt chữ điền để miêu tả thấp thoáng khuôn mặt của Người con gái xứ Huế. Chính sự độc đáo đó đã hòa chung vào với cảnh tạo nên một bức tranh thật đa vị , muôn màu.
Xem thêm: Review là gì?
Vị trí của Thôn Vĩ Dạ cũng thật đặc biệt , đó là nằm cạnh bên dòng sông Hương – con sông đã khơi nguồn cảm hứng thơ ca cho biết bao thế hệ nghệ sĩ . Với Hàn Mặc tử cũng vậy , Ông dã từ miêu tả cảnh làng quê ở khổ 1 thì tới đây là cảnh miêu tả con sông Hương thật dạt dào, sâu lắng:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Gió và mây vốn là hai hiện tượng của thiên nhiên , nhưng tới đây dường như tác giả đã nhân cách hóa cho nó giống như hai con người vậy. Gió và mây cũng giống như anh và em , gió đi đường gió còn mây cũng chẳng quay đầu nhìn lại , gió cứ thổi -mây cứ bay , hai ta mãi mãi cách xa nhau không bao giờ đi chung đường. Quả thật từng câu từng chữ trong thơ Hàn Mặc tử luôn đượm buồn , cô quạnh như những tiếng thở dài.
Rõ ràng tới đây người đọc không còn thấy một hàn Mặc Tử miêu tả cảnh làng quê thôn Vĩ thật căng tràn sức sống , yêu đời , yêu thiên nhiên nữa mà nỗi buồn , dự cảm về sự chia ly đã thấm sâu vào cảnh vật .
Đúng là “người buồn , cảnh có vui đâu bao giờ”, bức tranh nhuốm màu đượm buồn hiện ra với hình ảnh dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay. Không phải là dòng sông Hương :“ rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn , mãnh liệt qua những ghềnh thác , cuộn xoáy như những cơn lốc …” trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường mà con sông Hương ở đây qua lăng kính một con người mang trong mình căn bệnh nan y trông thật não nề , buồn bã. Nỗi buồn nối tiếp nỗi buồn , đến đây ý bài thơ được nối tiếp trong hai câu sau nhưng với cách diễn đạt, thật tuyệt diệu, thực thực – mộng mộng :
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Không gian tới đây cả cảnh và người đều được mở ra trên dòng sông Hương êm đềm ,có ánh trăng lung linh huyền ảo trên mặt nước ,có con thuyền tình chở nặng tâm tư . Không phải là : Chở trăng về tối nay mà là “kịp tối nay” ,bởi vì trong lòng Ông luôn có dự cảm về sự chia ly , liệu rằng qua đêm nay thì ngày mai Ông còn có cơ hội để nói để bộc bạch tình cảm của mình nữa hay không ? Hàn Mặc Tử đã viết nên những câu thơ thật nhẹ nhàng, sâu kín nhưng hàm chứa trong đó là cả tình yêu bao la, nồng cháy đến vô cùng.
Xa xưa căn bệnh Phong là một căn bệnh vô phương cứu chữa, Hàn Mặc Tử hiểu căn bệnh của mình nên ông mặc cảm về số phận hẩm hiu của mình, nếu như vầng trăng kia không về kịp tối nay thì Hàn Mặc Tử cũng không mong đợi vào vầng trăng tròn đầy hạnh phúc kia nữa. Nhưng đối với một con người luôn sống hết mình với tình yêu thì hiện tại, con người Ông đang còn sống và đang tiếp tục những giấc mơ huyền ảo , lung linh:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra;
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Một con người hết mình với tình yêu như vậy thì đến cả mơ cũng sẽ không tránh khỏi mơ về tình yêu , về Người con gái mà Ông hằng nhung nhớ đêm ngày . Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ : “ khách đường xa” và hình ảnh “ áo em trắng quá” để bộc lộ về mơ ước , hi vọng được gặp vị khách đường xa đó , thì dù cho có nhắm mắt chàng trai si tình ấy cũng không nuối tiếc.
Nhưng dường như giữa Thi sĩ họ Hàn với giai nhân áo trắng ấy lại có một khoảng cách vô hình khiến thi nhân “ nhìn không ra”và còn không khỏi không hoài nghi:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Có lẽ Người thi sĩ ấy còn chưa biết chắc chắn rằng mình còn sống trên trần thế được bao lâu nữa , thì làm sao có thể chắc chắn thêm về sự hão huyền của tình yêu nữa . Hơn nữa đối với hoàn cảnh của Ông bây giờ thì mơ ước về một tình yêu trọn vẹn với cô gái ấy là hoàn toàn không có hy vọng bởi vì căn bệnh nan y của Ông lại có khả năng lây nhiễm nữa . Vậy nên khép lại bài thơ Hàn Mặc Tử đâu dám khẳng định về tình cảm của người con gái Huế, chàng trai ấy chỉ nói: “Ai biết tình ai có đậm đà?” Đúng là chỉ có một lòng hướng về tình yêu , mới có tâm hồn tha thiết yêu Người , yêu cuộc sống đến thế !
Bài thơ Đây Thôn vĩ Dạ đã khép lại nhưng thật ngậm ngùi, sâu lắng bởi những dư âm còn đọng lại trong lòng người đọc. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về cảnh vật và con người của một miền quê thật giản dị nơi xứ Huế yên bình. Thôn Vĩ Dạ khi được khúc xạ qua lăng kính tâm tâm hồn giàu tưởng tượng và đong đầy tình yêu thương của thi nhân với Cảnh và Người thật thi vị. Hàn Mặc Tử dù đã về với đất mẹ vĩnh hằng nhưng những sáng tác của Ông sẽ còn mãi với thời gian , sẽ chạm đến con tim của biết bao thế hệ độc giả mai sau.
Trả lời