Contents
Cảnh khuya là một trong những bài thơ chữ Hán miêu tả trăng, được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hay nhất của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ được Bác Hồ sáng tác trong thời kì chống Pháp khi Bác sinh sống và làm việc ở Chiến Khu Việt Bắc. Với những hình ảnh đẹp về thiên nhiên và núi rừng Việt Bắc, Bác Hồ đã sáng tạo nên những vần thơ thật trong trẻo, giàu chất trữ tình sâu lắng. Hãy cùng Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya cảm nghĩ khi đọc xong tuyệt phẩm này nhé!

Xem thêm: Chứng minh câu tục ngữ của Ông cha có công mài sắt có ngày nên kim
1.Lập dàn ý phát biểu bài thơ Cảnh khuya của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
1.1.Mở bài.
-Giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Cảnh Khuya (năm sáng tác, hoàn cảnh ra đời)
+Hồ Chí Minh vừa là một vị lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới ,nhà thơ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
+Trong thời kì kháng chiến chống Pháp Bác đã sáng tác chùm thơ ở Việt Bắc :Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ, Cảnh rừng Việt Bắc,..
+Chiến dịch Thu Đông 1947 diễn ra vô cùng ác liệt và trong những đêm thao thức vì nỗi lo cho nước nhà ấy, Bác Hồ đã viết bài thơ “Cảnh khuya”.
1.2.Thân bài.
*Bố cục bài thơ được chia làm 2 phần :
-Phần 1 là 2 câu thơ đầu: tác giả miêu tả khung cảnh thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
-Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya, Bác Hồ ngồi một mình ung dung cảm nhận vẻ đẹp, âm thanh trong trẻo của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.
+Nhịp thơ : ngắt nhịp 2/1/4 ngắt ở từ ‘trong” ở câu thơ đầu tiên.
+Biện pháp tu từ so sánh : tiếng suối-tiếng hát xa
+Biện pháp điệp từ “lồng” trong cùng câu thơ đầu.
+Hình ảnh: trăng, cổ thụ , hoa là những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp của núi rừng Việt Bắc.
=> Hai câu thơ thể hiện tâm hồn thi sĩ vô cùng tinh tế của Hồ Chí Minh. Hiện lên trong đó là một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình yêu thiên nhiên chan hòa, dào dạt của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta.
-Phần 2 là 2 câu thơ cuối của bài thơ.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
+Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng ở câu thơ thứ 3 thật tài hoa.
Câu thơ có thể được hiểu theo 2 nghĩa:
Thứ nhất : khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của núi rừng Việt bắc và Người đang ngồi đó đã vẽ nên một bức tranh vô cùng tươi đẹp .
Thứ hai: không gian yên tĩnh của núi rừng đại ngàn thật yên tĩnh, trầm tư đã khiến cho tâm hồn của Bác trở nên thanh tịnh hơn.
+Bác vẫn ngồi đó chưa ngủ bởi vì hai lý do:
Thứ nhất: Bác say mê ngắm cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, lung linh của đêm trăng.
Thứ hai: Lòng Bác không yên bởi nỗi lo về cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian nan của dân tộc Việt Nam còn dang dở.
Xem thêm: Thuyết minh về chiếc bút bi
1.3. Kết bài:
– Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt rất hay miêu tả cảnh đêm trăng tươi đẹp của Hồ Chí Minh.
-Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
-Bài thơ là sự hòa quyện giữa tình yêu cảnh sắc thiên nhiên tha thiết và sự đồng điệu của một tâm hồn yêu nước dạt dào của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
2.Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh.
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn gắn liền với sứ mệnh yêu nước , thương dân, thơ ca của Người cũng được biết đến là những tác phẩm mang khuynh hướng chủ đạo là tấm lòng nồng nàn yêu nước và yêu thiên nhiên thiết tha. Một trong những tác phẩm Người viết về thiên nhiên hay nhất đó là bài thơ Ánh Trăng (1947) trong bối cảnh toàn dân tộc đang chiến chống giặc Pháp, tại chiến khu Việt Bắc. “Cảnh khuya” là bức tranh thiên tươi đẹp- bức tranh tâm cảnh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vào một đêm trăng đẹp.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Ngay ở hai câu thơ đầu tác giả đã đưa người đọc lạc vào một khung cảnh thiên nhiên thật tươi đẹp của núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng.
Cảnh đêm trăng ấy chứa đựng những thanh âm thật quen thuộc mang hơi thở của núi rừng : tiếng suối chảy róc rách văng vẳng đến tai của người ngồi đó . Tiếng suối ở trong thơ Bác mang thanh âm ngọt ngào như tiếng hát ,còn trong thơ Nguyễn Trãi ta lại bắt gặp tiếng suối Côn Sơn chảy dồn dập ,được tác giả miêu tả “rì rầm” như một bản đàn cầm vậy :
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
Câu thơ đầu tiên với cách nhịp 2/1/3 thật linh hoạt và tài tình bởi Bác đã so sánh tiếng suối chảy róc rách thật trong trẻo như tiếng hát xa xa vang vọng bên tai. Tất cả dường như đang hòa quyện thành một bản thanh âm của rừng già , xua tan đi cái tĩnh lặng, u minh của chốn rừng già hoang vu.
Tô điểm thêm vào bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy còn có ánh trăng soi sáng trên cao và những cây cổ thụ to sừng sững với tán lá xòe rộng ,những bông hoa đang đua nhanh khoe sắc sát mặt đất-một bức tranh hòa quyện giữa âm thanh và cảnh vật thật đa sắc màu. Ánh trăng trên cao soi rọi xuống những cây cổ thụ và những bông hoa trên mặt đất thêu dệt nên những đốm sáng lung linh trên mặt đất tạo khiến bức tranh cảnh vật hiện lên thật lung linh huyền ảo. Bác Hồ đã khéo léo sử dụng hai từ lồng trong cùng một câu thơ khiến hiện lên trước mắt người đọc toàn cảnh của bức tranh ấy. Trăng luôn là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca Hồ Chí Minh bởi Trăng cũng rất trong trẻo , tinh khôi và điềm tĩnh như tâm hồn của Người vậy , trong bài thơ Ánh Trăng Bác viết:
“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Đúng là cho dù là những lúc ung dung tự tại ngồi ngắm cảnh thiên nhiên hay lúc bị cầm tù thì Người anh hùng dân tộc ấy cũng luôn giữ cho mình một phong thái ung dung và một tâm hồn thi sĩ đa sầu đa cảm với sự đổi thay của vạn vật.
Tiếp nối mạch cảm xúc về khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, Bác Hồ đã khéo léo lồng ghép tâm trạng của mình vào áng thơ :
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Ngay ở câu thơ thứ 3 ,bằng sự tài tình sử dụng biện pháp tu từ so sánh và từ “vẽ” đã gợi ra những liên tưởng thật phong phú trong tâm hồn độc giả. Câu thơ có thể hiểu theo hai trường nghĩa, thứ nhất đó là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của núi rừng Việt bắc và Người đang ngồi đó đã cấu thành nên một bức tranh tuyệt đẹp ; thứ hai có thể hiểu là không gian yên tĩnh của núi rừng đại ngàn thật yên tĩnh, trầm tư đã khiến cho tâm hồn của Bác trở nên thanh tịnh hơn. Dù hiểu theo cách nào thì khung cảnh thiên nhiên và Người vẫn tạo nên một bức tranh thật sống động và huyền ảo, minh chứng cho sự rung cảm tinh tế trong tâm hồn thi sĩ của Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ
Câu thơ tiếp theo là sự bộc bạch rõ ràng nhất tâm trạng thao thức của Bác . Bác viết : “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Nếu chưa đọc đến đây, người đọc sẽ nghĩ rằng Bác chưa ngủ vì lý do mải mê ngắm cảnh thiên nhiên , âu cũng là lẽ thường tình . Bởi với một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với vạn vật như Bác, việc đó cũng là điều dễ hiểu. Còn soi chiếu vào hoàn cảnh lịch sử của nước ta lúc bấy giờ, khi nhân dân cả nước và Đảng đang phải gồng mình lên chống chọi với bọn thực dân đô hộ Pháp, đòi hỏi ở Vị Lãnh Tụ vĩ đại ấy những chiến lược sáng suốt giúp nước giúp dân đã khiến Bác không yên lòng nghỉ ngơi được. Câu thơ còn cho thấy sự hài hòa giữa công việc và niềm yêu thích ngắm cảnh thiên nhiên của Bác, có lẽ thiên nhiên chính là liều thuốc bổ giúp Bác khuây khỏa, vơi đi sự vất vả mà Bác phải trăn trở suy tư. Người đọc có thể hình dung về một Vị Lãnh Tụ với lòng yêu thiên nhiên sâu sắc nhưng đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, làm sao để nhân dân khắp nơi đều có cơm ăn và áo mặc.
Bài thơ Cảnh khuya là một tuyệt tác thơ tứ tuyệt đặc sắc của nhà thơ vĩ đại Hồ Chí Minh. Mặc dù bận bịu với công việc kháng chiến nhưng Bác vẫn sáng tạo nên những vần thơ miêu tả cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc thật thơ mộng. Bài thơ là sự kết hợp tài hoa giữa tính chất cổ điển là việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên mang và yếu tố mang tính chất thời đại đó là tấm lòng của người anh hùng yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Tấm gương Hồ Chí Minh về một con người yêu nước thương dân thật hiếm có, xứng đáng để những thế hệ trẻ học tập và noi theo.
Trả lời