Contents
Team leader thuật ngữ rất phổ biến hiện nay. Môi trường học đường, công sở, công ty doanh nghiệp…thì vai trò của team leader thể hiện rất rõ. Vậy team leader có trò quan trọng thế nào, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Tư thế ngồi khi đi phỏng vấn đúng chuẩn
1. Team Leader là gì?
Team là một đội ngũ gồm từ hai người trở lên, làm việc vì một mục tiêu, kế hoạch nào đó đã đề ra. Mỗi thành viên trong team có một nhiệm vụ, vai trò khác nhau nhưng cùng hỗ trợ nhau để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch của cả team.
Leader là thuật ngữ tiếng Anh được hiểu là người lãnh đạo, quản lý xác lập hướng đi hãy lập kế hoạch cho một tập thể, tổ chức, công ty, doanh nghiệp.

Như vậy, Team leader là người lãnh đạo, chỉ huy, điều hành một team, một đội nhóm cụ thể. Đây được coi là vị trí nòng cốt, là xương sống của cả team, giúp team của mình có thể đứng vững và hoạt động tốt nhất.
Team leader vừa làm công việc đưa ra kế hoạch, mục tiêu, và chỉ đạo thực hiện giám sát đánh giá kết quả, lại vừa thống nhất các ý kiến của các thành viên khi có vấn đề tranh luận xảy ra. Team leader cũng là người có khả năng gắn kết các thành viên với nhau tạo thành thể thống nhất làm việc vì mục tiêu chung của công ty, doanh nghiệp.
2. Tầm quan trọng của Team Leader:
Sự thành công của bất kỳ dự án công việc nào của công ty, tổ chức thì vai trò của team leader người lãnh đạo trong đó là vô cùng quan trọng, người lãnh đạo quản lý có giỏi thì mới lái được nhóm, tập thể của mình ngày một phát triển:

- Team leader đóng vai trò là người truyền đạt những chính sách, kế hoạch và triển khai cách thực hiện tốt nhất mà trên giao phó
- Họ chính là người sẽ khích lệ tạo cảm hứng cho các thành viên trong nhóm hứng thú làm việc, khơi dậy tiềm năng thế mạnh của từng cá nhân( có thể là các chính sách khen thưởng, thi đua…) từ đó sắp xếp công việc phù hợp với từng khả năng cho từng bộ phận, từng nhân viên.
- Trong nhóm làm việc thì team leader luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo niềm tin, nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên, xây dựng tinh thần làm việc nhóm có hiệu quả.
- Điều chỉnh các lợi ích của các nhân, tổ chức, của các thành viên sao cho hòa hợp công bằng nhất để duy trì hoạt động của team.
3. Công việc của team leader là gì?
3.1 Tập hợp những cá nhân xuất sắc tạo thành một team:
Những nhân viên có tiềm năng sẽ giúp team làm việc có hiệu quả, năng suất. Vì thế, muốn team lớn mạnh thì team leader phải tìm kiếm chọn lọc nhân viện giỏi dựa vào kỹ năng quan sát đánh giá nhân viên của mình.

Hãy tìm hiểu tính cách, động cơ làm việc của những người được lựa chọn cũng như năng lực chuyên môn của họ, thể hiện ở khả năng giải quyết vấn đề, tầm nhìn và cách phân tích các chi tiết trong công việc.
3.2 Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong team:
Team hoạt động tốt không chỉ phụ thuộc vào một hai người giỏi mà phải là nỗ lực của các thành viên trong team. Vì thế mà leader phải biết phân công công việc hợp lý, phù hợp với từng nhân viên để phát huy tối đa những kỹ năng chuyên môn của nhân viên mình, từ đó cho ra kết quả tốt nhất cho cả team. khi đặt một người vào đúng vị trí của họ, trao cho họ vũ khí sở trường, công việc đảm bảo sẽ được thực hiện rất xuất sắc. Bạn có thể giúp các nhân viên tự khám phá ra động cơ làm việc và khả năng của họ bằng cách phỏng vấn, giao việc, thử trình độ,…
3.3 Kết nối các thành viên trong team
Một tập thể muốn phát triển lớn mạnh vươn cao, vươn xa thì các thành viên phải biết đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Trong quá trình và việc nhóm chắc chắn sẽ có những cuộc tranh luận, nhiều ý kiến chưa thống nhất với nhau. Lúc này vai trò là team leader thì bạn phải kết nối các thành viên, thống nhất các ý kiến để có tiếng nói chung. Ngoài ra các thành viên trong nhóm cũng phải hỗ trợ nhau để hoạt động nhóm có hiệu quả hơn.
3.4 Đảm bảo cân bằng trong team

Lên kế hoạch cụ thể, phương án tối ưu để phân chia khối lượng công việc cân bằng đối với tất cả thành viên trong nhóm. Rắc rối trong ở khâu nào sẽ có người giải quyết ngay khâu ấy, không để dự án bị trì trệ, chậm tiến độ được giao. Sự cân bằng trong tính cách giữa các cá nhân cũng cần đảm bảo, điều này sẽ thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp trong nhóm.
3.5 Kiểm soát các hoạt động của team
Việc kiểm soát được các hoạt động của team sẽ giúp leader điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Vì vậy là người trưởng nhóm bạn cần phải sát sao mọi hoạt động của nhóm điều chỉnh công việc, điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên, phát hiện các mâu thuẫn để giải quyết kịp thời tránh ảnh hưởng tới toàn hệ thống.
4.Kỹ năng của một team leader?
4.1. Có tầm nhìn
Người lãnh đạo, đứng đầu luôn phải là người có tầm nhìn xa trông rộng và chia sẻ với mọi thành viên của mình , thì khi mới xây dựng được nhóm vững mạnh
4.2.Biết khơi nguồn cảm hứng

Team leader như là Người truyền lửa vậy, bạn biết cách truyền cảm hứng tạo hứng thú công việc cho tất cả các thành viên thì hiệu quả công việc sẽ tăng gấp bội.
4.3.Tự tin, hoạt ngôn
Làm người lãnh đạo thì bạn phải có đủ tự tin để lãnh đạo cả một tập thể. Bên cạnh đó hoạt ngôn sẽ giúp bạn truyền đạt những điều cần thiết tới các thành viên dễ dàng tiếp thu và thuyết phục hơn. Tự tin, hoạt ngôn trong công việc là chìa khóa để bạn thành công.
4.4.Nhiệt huyết, năng động
Leader là người tiên phong trong các hoạt động, truyền cảm hứng cho các thành viên. Vì vậy, là một leader bạn phải có nhiệt huyết đối với công việc, sẵn sàng gạt bỏ cảm xúc cá nhân để hoàn thành mục tiêu chung.
4.5.Có tư duy sáng tạo
Để trở thành một trưởng nhóm giỏi, bạn cần có sự sáng tạo, có những ý tưởng mới trong công việc cũng như những ý tưởng để gắn kết tập thể lại với nhau. Sự sáng tạo còn giúp bạn xử lý tốt khi gặp những tình huống xấu xảy ra, như lý công việc một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
4.6. Có kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình làm việc không tránh khỏi các trục trặc xảy ra, lúc này leader tem sẽ là người đứng ra tìm cách giải quyết. Vì vậy, leader cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề.
4.7. Không ngừng học hỏi
Để trau dồi và phát triển kinh nghiệm lãnh đạo, làm việc và kiến thức chuyên môn của mình thì leader cần phải luôn học hỏi mỗi ngày. Bản thân mỗi leader luôn phải tiến bộ mình mỗi ngày để truyền cảm hứng, làm gương cho các thành viên noi theo.
Như vậy, không ai sinh ra đã trở thành team leader giỏi mà đều phải qua quá trình rèn luyện học hỏi các kỹ năng. Hãy tận dụng những tiềm năng của bạn thân có cơ hội phát triển trong sự nghiệp. chúc các bạn thành công.
Trả lời